Định vị thương hiệu tôm, cá tra để rộng đường xuất ngoại

Tôm và cá tra là 2 sản phẩm thủy sản chủ lực của vùng ĐBSCL, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong bối cảnh hội nhập, ngành thủy sản vừa đón cơ hội tốt về gia tăng kim ngạch xuất khẩu, vừa đối diện với nguy cơ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Lẽ đó, việc tái cơ cấu ngành hàng, chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực và đầu tư xây dựng thương hiệu cho 2 dòng sản phẩm này là yêu cầu cấp thiết.

Định vị thương hiệu tôm, cá tra để rộng đường xuất ngoại
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty TNHH Thực phẩm xuất khẩu Nam Hải, Khu công nghiệp Trà Nóc 1, TP Cần Thơ. Ảnh: MỸ THANH

Cấp bách xây dựng thương hiệu

Giai đoạn 2013-2017, xuất khẩu thủy sản nước ta có mức tăng trưởng bình quân 5,7%/năm. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt hơn 8,31 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 3,8 tỉ USD, chiếm tỷ lệ 46% và cá tra 1,7 tỉ USD, chiếm tỷ lệ 21%. Hiện sản phẩm tôm đã xuất khẩu sang 157 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngành cá tra đang từng bước hướng tới chuỗi sản xuất bền vững; đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế (GlobalGAP, ASC, BAP...) và hiện đã xuất sang các thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản... Tuy nhiên, theo ông Lê Hữu Thọ, Giám đốc Công ty cổ phần chứng nhận Globalcert, bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam cần chuẩn bị mọi mặt để đối phó với các rào cản kỹ thuật, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, bảo hộ nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý... từ các nước nhập khẩu. Đặc biệt, vấn đề nhãn hiệu/thương hiệu sản phẩm tồn tại nhiều bất cập và cần phải suy ngẫm. Chúng ta đã từng bị đăng ký trước nhãn hiệu cà phê tại thị trường quốc tế và đây là bài học để nhìn nhận lại sản phẩm thủy sản.


Thu hoạch tôm ở Cần Thơ. Ảnh: BCT

Từ năm 2006, ngành thủy sản đã bắt tay xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng tôm, cá tra và cá ngừ để phục vụ quảng bá tại thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đến nay công tác này vẫn chưa thực hiện hoàn thiện do sự thay đổi trong tổ chức ngành. Trong khi đó, Bộ Công thương đã và đang triển khai thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia từ năm 2003 và Chương trình Thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam từ năm 2016 cho các sản phẩm nông, thủy sản. Từ đó, cho thấy việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm tôm và cá tra là rất cần thiết, cấp bách trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo các chuyên gia đầu ngành, nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý được đăng ký, bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ. Vì vậy, khi hàng hóa được xuất hoặc dự định xuất ra nước ngoài, doanh nghiệp (DN) cần phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu/ chỉ dẫn địa lý của mình tại nước đó. Ông Lưu Đức Thanh, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, lưu ý: “DN cần chú trọng đăng ký bảo hộ thương hiệu tại nước ngoài. Bởi thông qua đăng ký nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý giúp chủ sở hữu thâm nhập, tạo lập, giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu, chống lại các hành vi xâm phạm, cạnh tranh không lành mạnh hoặc chiếm đoạt của đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, DN có thể phải đối mặt với việc không xuất khẩu được, bị tạm giữ hàng hóa, xử phạt dẫn đến mất thị phần; nguy cơ hàng giả bị đưa ngược vào Việt Nam…”.

Chủ động hội nhập

Theo nhiều chuyên gia, sau nhiều năm tham gia vào thị trường thế giới, hàng nông sản nước ta nói chung, sản phẩm tôm và cá tra nói riêng đã được nhiều khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, để tiến xa hơn nữa trong việc chinh phục khách hàng khó tính và gia tăng giá trị xuất khẩu, sản phẩm tôm và các tra phải định vị thương hiệu của mình. “Đơn cử như sản phẩm tôm của Việt Nam luôn nằm trong top 5 nước sản xuất và xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới với các thị trường chính như: Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc… Việc xuất khẩu thường được thực hiện dưới dạng từ DN tới DN (B2B). Theo đó, DN nhập khẩu nhập tôm về để chế biến phục vụ người bán buôn, bán lẻ. Lúc này, tôm Việt Nam được dán nhãn mác, thương hiệu của nhà nhập khẩu và các nhà bán buôn, bán lẻ lẫn người tiêu dùng không hề biết tôm có nguồn gốc từ Việt Nam” - ông Vũ Duyên Hải, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thủy sản nêu dẫn chứng.

Từ thực tế này, các DN sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu tôm và cá tra cần có bước chuẩn bị để chủ động thích ứng với hội nhập. Đơn cử như xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đại lý cung cấp nguyên liệu và nhà máy sản xuất, chế biến thủy sản đáp ứng thị trường xuất khẩu cũng như thị trường nội địa như GMP, Code xuất khẩu, HACCP, ISO 22000, ISO 14001, ISO 9001, BRC, FSC, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm (QR code, mã số mã vạch sản phẩm…). Đồng thời, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn đối với vùng nguyên liệu nuôi trồng và khai thác thủy sản như VietGAP, GlobalGAP, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm khai thác. Theo ông Lê Hữu Thọ, Giám đốc Công ty cổ phần chứng nhận Globalcert, đối với vấn đề xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, cần phải xác định được lợi thế cạnh tranh cốt lõi của ngành hàng cá tra, tôm sú của Việt Nam so với các thị trường khác. Đồng thời, bản thân DN phải nắm được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cá tra và tôm ở những thị trường khác để không lặp lại cách thức định vị thương hiệu của họ. Việc định vị thương hiệu của DN thủy sản cần dựa trên nền tảng thương hiệu thủy sản quốc gia và sự khác biệt của từng DN.

Để thúc đẩy xuất khẩu, các bộ ngành hữu quan cần tiến hành khảo sát, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm, cá tra chính trên thế giới hiện nay để nắm bắt thị hiếu tiêu dùng, cách thức sử dụng, cách chế biến… “Từ nền tảng này, các DN chế biến trong nước tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng phù hợp, đáp ứng yêu cầu thị trường và dần tiếp cận các kênh phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng, giảm lệ thuộc vào các đầu mối trung gian như hiện nay. Tại thị trường trong nước, cũng cần có các chương trình quảng bá riêng về cá tra, tôm để kích cầu tiêu dùng nội địa sẽ góp phần giảm bớt rủi ro khi thị trường xuất khẩu có biến động xấu” - ông Trần Văn Công, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, nhấn mạnh.

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 17/09/2018
Mỹ Thanh
Kinh tế

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 14:03 08/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 10:59 08/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 10:18 07/10/2024

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 23:34 10/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 23:34 10/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 23:34 10/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 23:34 10/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 23:34 10/10/2024
Some text some message..