DN thủy sản gặp khó trong vận chuyển nguyên liệu XNK

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) vừa cho biết nhiều DN thành viên đang gặp khó khăn trong việc vận chuyển container hàng nguyên liệu thủy sản NK để sản xuất XK từ cảng về nhà máy và từ nhà máy đến cảng

Xe container cho hang
Xe container vận chuyển hàng thuỷ sản của Công Ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. (Ảnh minh họa, nguồn Internet).

Lý do là các công ty vận tải thông báo ngừng vận chuyển container có trọng tải lớn hơn 20 - 22 tấn với container 20 feet và 25 - 26 tấn với container 40 feet.

Theo VASEP, nguyên nhân bắt đầu là do các cơ quan chức năng đang áp dụng kiểm tra trọng tải xe theo cách tính trọng tải tách riêng tải trọng của sơmi rơmooc mà không tính trên tổng trọng tải của tổ hợp xe đầu kéo, nên nếu chở các container hàng thủy sản đông lạnh trên 20 tấn là vi phạm chở quá tải và bị xử phạt.

Trên thực tế, hiện nay nguyên liệu thủy sản NK thường dưới dạng đông lạnh và được đóng container với tổng trọng lượng khoảng 25 - 26 tấn với container 40 feet từ các nước về Việt Nam (chưa kể container rỗng) và các container hàng XK cũng có trọng tải tương đương 25 - 26 tấn với container 40 feet và 20 - 22 tấn với container 20 feet.

Như vậy, với trọng lượng hàng hóa 25 - 26 tấn, cộng với trọng lượng đầu kéo khoảng 12 tấn và container rỗng khoảng 5 tấn thì tổng trọng lượng khoảng 42 - 43 tấn và được vận chuyển trên xe chuyên dụng được cấp Giấy phép lưu hành phù hợp với Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT ngày 22-2-2011 của Bộ GTVT.

Trọng lượng này cũng phù hợp với quy định thông thường của các nước vì nằm trong giới hạn cho phép của các hãng tàu biển: tối đa không quá 32.480 kg/container 40 feet hoặc 20 feet. Tuy nhiên, với cách kiểm tra mới đây thì các xe chở container hàng thủy sản đều bị vi phạm do quá trọng tải. Trong khi đó, việc sang tải container hàng thủy sản đông lạnh trên thực tế không thể thực hiện được.

Ngoài VASEP, trước đó vào ngày 10-6-2013, Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM cũng đã gửi công văn đến UBND TP.HCM kiến nghị cần thực hiện việc kiểm tra tải trọng theo lộ trình cụ thể để các DN vận tải, chủ hàng, các hãng tàu, bến cảng có phương án sắp xếp việc giải phóng hàng hóa cho phù hợp, tránh ách tắc hàng hóa, ùn tắc giao thông.

Đề cập đến việc lưu thông hàng hóa cho hoạt động XNK, Hiệp hội này cũng đề nghị UBND TP.HCM áp dụng cơ chế đặc thù áp dụng cho xe chuyên dụng đầu kéo kéo sơmi rơmooc chở container hàng XNK có kẹp chì của Hải quan được miễn kiểm tra trọng tải xe vì các loại xe chuyên dụng này luôn kéo theo một container với trọng lượng hàng hóa nằm trong giới hạn cho phép của các hãng tàu biển theo quy định chung của thế giới là tối đa không quá 32.480 kg/container 40 feet hoặc 20 feet.

Tiếp đến ngày 17-6-2013, một số công ty vận tải cũng đã gửi công văn thông báo đến các DN thủy sản cho biết: kể từ ngày 20-6-2013, nếu phản ánh của các DN vận tải, chủ hàng, Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM chưa được trả lời và việc kiểm tra trọng tải vẫn được áp dụng theo phương pháp kiểm tra trọng tải tính riêng tải trọng của sơmi rơmooc mà không tính tổng trọng tải của tổ hợp xe đầu kéo thì các DN vận tải buộc tạm ngừng nhận vận chuyển các container hàng thủy sản trên 20 tấn.

Theo thông tin từ VASEP, hiện Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đức Thọ đã giao Tổng cục Đường bộ tìm hiểu thêm về vấn đề này để giải quyết kịp thời cho DN XNK thủy sản. Đồng thời, Bộ GTVT sẽ cử đoàn công tác và cùng phối hợp với Sở GTVT TP.HCM xác minh rõ về việc kiểm tra trọng tải xe trên tuyến đường đến cảng của địa bàn Thành phố.

Báo Hải Quan
Đăng ngày 08/08/2013
duy quang
Doanh nghiệp

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 12:00 03/12/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 11:17 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:17 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 11:17 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 11:17 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 11:17 04/12/2024
Some text some message..