Độ mặn ảnh hưởng đến nuôi vỗ cua biển

Độ mặn của nước có ảnh hưởng đến sự phát triển buồng trứng của cua biển trong điều kiện nuôi nhốt hay không. Trả lời câu hỏi này sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển và cải thiện việc nuôi vỗ cua ở các trại sản xuất giống.

Cua biển
Cua biển. Ảnh: haisanphuongnam.com

Cua biển có thể đẻ quanh năm dọc bờ biển Nam Trung Bộ Việt Nam có nhiệt độ trung bình năm cao. Đỉnh sinh sản là từ tháng 2 đến tháng 3 và từ tháng 7 đến tháng 8. Ở phía Nam, cua biển bắt đầu di cư từ vùng nước lợ đến nước biển từ tháng 7 đến tháng 8 và cao điểm mùa sinh sản là từ tháng 10 đến tháng 2 (miền Bắc Việt Nam) và từ tháng 4 đến tháng 7 (miền Trung và Nam Việt Nam). Cua có xu hướng di cư đến nơi có độ mặn cao hơn để giao phối và sinh sản.

Sự giao phối cũng có thể xảy ra ở những nơi có độ sâu nước ít nhất là 0,5 m và độ mặn là 30-35. ppt. Vài ngày trước khi lột xác, con cái tiết ra một loại hormone để thu hút con đực. Con đực tóm lấy con cái và sau đó chúng di chuyển cùng nhau trong vài ngày. Sự giao phối diễn ra đúng sau khi con cái lột xác (vỏ mềm). Con đực lật ngược cơ thể con cái, mở ra và ấn vào bụng của nó. Cơ quan giao phối của con đực được đưa vào trong lỗ hở của con cái trên xương ức. 

Sinh học sinh sản của giáp xác nói chung và cua biển nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như pH, oxy hòa tan và chất dinh dưỡng, đặc biệt độ mặn cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng. 17b-estradiol đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý sinh sản thông qua việc áp dụng con đường truyền tín hiệu của thụ thể estrogen bao gồm tổng hợp vitellogenin.

Một mối tương quan đã được quan sát giữa nồng độ 17b-estradiol và sự phát triển của tuyến sinh dục ở giáp xác và một mối tương quan cũng đã được chứng minh mức độ dao động vitellogenin và nồng độ 17b-estradiol trong quá trình trưởng thành buồng trứng. Do đó, vấn đề đặt ra là mức độ 17b-estradiol ở cua biển cái có bị ảnh hưởng của độ mặn hay không thông qua sự phát triển của buồng trứng. 

Cua biểnVài ngày trước khi lột xác, con cái tiết ra một loại hormone để thu hút con đực. Ảnh: nongnghiepcamau

Ở các độ mặn 10, 20, 30 ppt thì không có mối tương quan đáng kể giữa nồng độ hormone 17b-estradiol và độ mặn. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa kích thước đường kính noãn bào và độ mặn. Cụ thể, ở độ mặn 20 ppt là độ mặn tốt nhất để kích thích buồng trứng cua biển trưởng thành và phát triển so với hai độ mặn 10 ppt và 30 ppt. Tỷ lệ trưởng thành buồng trứng ở giai đoạn 4 được sinh ra ở 60 ngày. Độ mặn 30 ppt tạo ra ít buồng trứng ở giai đoạn 4 nhất, chứng tỏ rằng đó là điều kiện ít thích hợp nhất cho sự trưởng thành của cua cái trong điều kiện nuôi nhốt, điều này tương tự như những gì đã được quan sát thấy trong môi trường hoang dã là cua biển trưởng thành có liên quan đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi độ mặn thường dưới 30 ppt. 

Độ mặn có thể là yếu tố môi trường điều hòa tiêu cực các hormone ức chế trong cơ quan X (còn gọi là hormone ức chế tuyến sinh dục - GIH hoặc hormone ức chế vitellogenogen - VIH), từ đó kích thích sự hình thành vitellogen và đẩy nhanh quá trình trưởng thành buồng trứng của cua biển. Dựa trên nghiên cứu hiện tại, 17b-estradiol, không phải là yếu tố phù hợp để tương quan trực tiếp với các mức độ mặn khác nhau. Tuy nhiên, độ mặn có thể ảnh hưởng đến sự trưởng thành của buồng trứng.

Cua biển sinh sảnỞ độ mặn 20 ppt là độ mặn tốt nhất để kích thích buồng trứng cua biển trưởng thành

Nồng độ 17b-estradiol có thể cũng khác nhau tùy thuộc vào sự trưởng thành của tuyến sinh dục cua nhưng không thay đổi trực tiếp dựa trên độ mặn. Vì vậy, kết quả này cung cấp thông tin liên quan đến độ mặn nước tối ưu cho sự trưởng thành buồng trứng và sự phát triển của của cái trong điều kiện nuôi nhốt. Tối ưu độ mặn là 20 ppt, tiếp theo là 10 ppt và cuối cùng là 30 ppt. 

Trên cơ sở đó, một  khuyến nghị là nuôi cua cái với độ mặn 20 pp và tiêm hormone 17b-estradiol có thể là phương pháp thiết yếu để kích thích sự trưởng thành buồng trứng của cua biển trong điều kiện nuôi nhốt và tạo ra cua cái có quả tăng trưởng tối ưu. Những kết quả này có thể hỗ trợ sự phát triển và cải thiện thực hành quản lý cua bố mẹ ở các trại sản xuất giống dựa trên độ mặn nước tối ưu cho sự trưởng thành buồng trứng. 

Đăng ngày 23/01/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Kỹ thuật

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 09:40 27/09/2024

Lai tạo thành công cá mú lai mới sử dụng tinh trùng đông lạnh

Tại Việt Nam nhóm nghiên cứu thuộc Chi nhánh Ven biển/Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga đã công bố kết quả nghiên cứu cho sinh sản giữa cá mú nghệ Epinephelus lanceolatus đực và cá mú đen Epinephelus coioides cái tạo thành con lai mới. Đây là kết quả thực hiện thành công được công bố đầu tiên ở Việt Nam, với những kết quả ban đầu đạt được sẽ là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu làm chủ được công nghệ sản xuất cá mú lai mới giữa cá mú nghệ Epinephelus lanceolatus đực và cá mú đen Epinephelus coioides cái trong tương lai.

Cá mú
• 14:48 26/09/2024

Một số cải tiến kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất

Hiện nay, tại nhiều khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng trong cả nước, phát triển nhiều loại hình nuôi, tùy theo điều kiện tài chánh, khả năng nắm bắt kỹ thuật...

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 25/09/2024

Cách tính kích thước tôm thẻ chân trắng một cách đơn giản

Kích thước trong nuôi tôm là một trong những chỉ số đánh giá sự thành công của một vụ nuôi. Khi biết được kích thước của tôm, người nuôi có thể xác định được lợi nhuận nhận được trong một vụ mùa.

Tôm thẻ
• 10:39 24/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 06:11 29/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:11 29/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 06:11 29/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 06:11 29/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 06:11 29/09/2024
Some text some message..