Độ sâu 5000m đại dương ẩn chứa sinh vật bước ra từ phim kinh dị

Bạn không cần phải vào vũ trụ mới khám phá được những điều bí ẩn, đa dạng sinh học ngoài khơi bờ biển phía đông Australia còn ẩn chứa những thứ không kém phần thú vị.

Độ sâu 5000m đại dương ẩn chứa sinh vật bước ra từ phim kinh dị
Ảnh: Majesticbunny

Ngoài khơi bờ biển phía đông Australia có một vực biển (abyss) ở độ sâu 4000 - 6000m, ở đây gần như vĩnh viễn là bóng tối. Nhiệt độ khoảng 2 - 3 độ C, tạo ra môi trường cực kỳ hạn chế về nguồn thức ăn.

Vực biển là môi trường sống lớn nhất và sâu nhất trên trái đất, chúng chiếm 50% đại dương của thế giới và 1/3 lãnh thổ của Australia. Tuy nhiên, đây là khu vực mà hiểu biết của con người vẫn còn hạn chế.

Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức nghiên cứu công nghiệp và khoa học Australia (CSIRO) đã không ngừng gửi thiết bị xuống độ sâu ~ 4876m. Ở đó, họ đã có cơ hội tiếp xúc với hơn 100 loài khác nhau thông qua tàu thám hiểm hình cầu (vessel). Trong đó, có 5 loài chưa từng được phát hiện. Điều này được các nhà nghiên cứu khẳng định đã "mở rộng biên giới khoa học" và chờ đợi những sinh vật mới được đặt tên tại sự kiện Australian National Fish Conference (ANFC).

Cùng chiêm ngưỡng một số sinh vật kỳ lạ được tìm thấy tại vực biển phía đông Australia:

1. Cua gai đỏ


Cua gai đỏ có lớp "giáp gai" theo nghĩa đen để bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi dưới biển sâu. Các nhà khoa học dự đoán nó có liên quan đến loài cua ẩn sĩ (ốc mượn hồn).

2. Bọt biển thủy tinh


Bộ xương của nó làm từ mạng lưới sợi silica, có thể dài tới 1m. Chúng ăn bằng cách lọc vi khuẩn và các sinh vật đơn bào khác từ nước đi qua lớp vỏ thủy tinh mỏng manh.

3. Cá quan tài (Coffinfish) - Nó có khả năng là một loài mới


4. Giun đậu phộng (Peanut Worm)


Giun đậu phộng (Sipuncula) là một con sâu biển, khi bị đe dọa, nó có thể sun vào trông giống hệt củ lạc. Loài này có thể sinh sản tự nhiên lẫn vô tính.

5. Cá mập Cookiecutter


Anh bạn bé nhỏ này có hàm răng không khác gì lưỡi cưa, sinh sống ở "vùng chạng vạng" của đại dương, độ sâu khoảng 1000m. Nó săn cả những con cá lớn, đôi khi là cả con người bằng cách cắn chặt vào da thịt, xé ra những miếng có kích thước bằng bánh quy. Vì vậy, nó được tạm gọi là "Cookiecutter".

6. Cá thằn lằn


Ở độ sâu 1000 - 2500m, làm kẻ săn mồi cũng không dễ dàng cho lắm vì có rất ít thức ăn. Cá thằn lằn có thể di chuyển đi rất xa để tối đa hóa nguồn tài nguyên khan hiếm.

7. Cá vô diện


Xuất hiện tại độ sâu 4000m, tên khoa học của nó là Typhlonus, nhưng thường được gọi là cá vô diện. Loài cá này cũng đã được tìm thấy ở biển Ả Rập, biển Papua New Guinea, Indonesia, Nhật Bản và Hawaii.

8. Sao biển giòn


Sao biển giòn được tìm thấy từ Siberia cho đến Nam Cực, tuy nhiên chúng ta gần như chưa biết gì về loài này.

9. Bạch tuộc dumbo


Bạch tuộc Dumbo vẫy những chiếc vây giống như tai của nó, giống như nhân vật Disney cùng tên.

10. Giun zombie


Giun zombie (Osedax) thường được tìm thấy trong xác chết cá voi mục rữa dưới đáy đại dương. Không có miệng, ruột hay hậu môn, chúng tiêu hóa bằng vi khuẩn.

Tri thức trẻ
Đăng ngày 11/06/2018
Majesticbunny
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 11:05 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 11:05 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 11:05 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:05 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 11:05 25/11/2024
Some text some message..