Doanh nghiệp cá tra Việt lại bị ép

Ngày 2.12, Cơ quan giám sát an toàn thực phẩm (Bộ Nông nghiệp Mỹ) đã ban hành “Quy định cuối cùng”.

doanh nghiệp cá tra

Theo đó, các nước muốn xuất khẩu cá vào Mỹ phải có sự tương đồng về điều kiện nuôi trồng, vận chuyển, chế biến. Điều này làm các doanh nghiệp đang lo lắng kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ giảm mạnh.

Thiệt hại cả 2 bên

An Giang là một trong những địa phương có diện tích nuôi cá tra hàng đầu VN. Ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang nhận xét: “Luật chơi như vậy rõ ràng là không công bằng. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do con cá tra của VN tăng trưởng quá nóng trong những năm trước và vẫn duy trì lượng xuất khẩu tương đối trong những năm gần đây. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ngành nuôi cá da trơn của Mỹ”.

Để đảm bảo quyền lợi của nông dân Mỹ, nước này đã áp dụng các rào cản kỹ thuật, thuế chống bán phá giá nhưng cũng không ngăn được con cá tra VN “bơi” vào thị trường Mỹ. Chính vì vậy mà đạo luật Farmbill ra đời (tháng 2.2014) dù trước đó cũng bị tranh cãi rất nhiều. “Việc giám sát tận vùng nuôi với định kỳ 3 tháng 1 lần đồng nghĩa với việc họ sẽ khống chế sản lượng xuất khẩu của VN theo từng quý. Tôi có cảm giác họ ép mình nhiều quá. Ngành cá tra của mình trong thời gian tới sẽ khó khăn dữ lắm”, ông Bình nói.

Theo TS Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Cá tra, đó là quy định vi phạm tự do thương mại của WTO, gây phương hại người nuôi cá và lao động trong lĩnh vực chế biến. Nhưng không chỉ có người VN bị ảnh hưởng về thu nhập mà còn ảnh hưởng đến một bộ phận người lao động của Mỹ - những người trực tiếp chế biến, tạo giá trị gia tăng cho cá tra VN trên đất Mỹ.

Ngoài ra người bị thiệt hại quan trọng chính là người tiêu dùng của Mỹ. “Nó là một chuỗi thiệt hại rất lớn cho cả 2 phía. Quan trọng hơn là nó đi ngược với xu hướng thị trường thương mại tự do của Mỹ. Nó thật sự là một rào cản đối với sản phẩm cá tra của VN trên đất Mỹ”, ông Dũng nói.

VN vẫn có lợi thế hơn nhiều nước

Thách thức cũng là cơ hội của ngành cá tra VN để nâng cấp quy trình sản xuất và chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là xu hướng của thế giới

Ông Dương Ngọc Minh,
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Thủy sản Hùng Vương

Nhìn nhận vấn đề ở góc độ hoàn toàn khác, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Thủy sản Hùng Vương, cho rằng các doanh nghiệp (DN) nhỏ sản xuất chưa bài bản sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng với các DN có vùng nuôi, nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn (HACCP) thì sự khác biệt với phía Mỹ không lớn.

 

Thủy sản Hùng Vương đã nhờ các luật sư nước ngoài tư vấn. Theo đó, sự khác biệt lớn nhất giữa VN với Mỹ chính là ở khâu vận chuyển cá từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến. Chúng ta vận chuyển đường thủy còn họ thì theo đường bộ. Chỉ cần làm rõ sự khác biệt này như thế nào và tìm hướng điều chỉnh cho phù hợp.

Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Giám đốc kinh doanh của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn cũng có quan điểm tương đồng khi cho rằng, quy định này sẽ gây khó khăn hơn cho việc xuất khẩu cá tra sang Mỹ. Nhưng đó đã là luật của họ, rất khó thay đổi nên muốn tiếp tục phải chấp nhận. Nhiều DN trong nước cũng xây dựng vùng nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGap, ASC, BAP (tiêu chuẩn của Mỹ)… Đây là những điểm xuất phát tốt, nếu xét theo quy định mới này.

Cũng theo ông Minh, quy định của luật này áp dụng đối với sản phẩm cá da trơn của tất cả các nước chứ không riêng gì VN. Nhưng ngành này của VN có lợi thế hơn so với các nước khác trong khu vực. VN lại sắp chuẩn bị ký TPP. "Theo tôi được biết, các nhà đàm phán TPP đã tính đến tình huống này rồi. Trên những cơ sở đó, tôi cho rằng nếu quy định mới được áp dụng thì VN vẫn có lợi thế hơn so với các nước khác ở cùng ngành hàng như Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc… Thách thức cũng là cơ hội của ngành cá tra VN để nâng cấp quy trình sản xuất và chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là xu hướng của thế giới" - ông Minh nói.

Dù phản đối quy định trên, nhưng TS Dũng cũng cho rằng, đây cũng là cơ hội để chúng ta tự nhìn nhận lại cũng như tính đến việc nâng cấp sản xuất, chất lượng. Đó là một thị trường có giá trị xuất khẩu lên đến 300 triệu USD, chúng ta không thể để mất. Việc nâng cấp phải bắt đầu từ nuôi trồng đến chế biến. Đây cũng là trách nhiệm của những nhà sản xuất khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Các chuyên gia cho rằng, trước mắt Bộ NN-PTNT nên thảo luận với phía Mỹ về quy chuẩn tương đương, có lộ trình để không tạo nên căng thẳng đối với DN trong nước. Bên lề TPP, tranh thủ sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ việc đã hứa sẽ hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện Farmbill với cá tra. Chúng ta còn có thể tìm thêm sự ủng hộ từ phía những nhà nhập khẩu Mỹ, những chính khách lâu nay luôn ủng hộ tự do hóa thương mại, ủng hộ VN…

Báo Sài Gòn Đầu Tư, 12/12/2015
Đăng ngày 13/12/2015
Thanh Niên
Kinh tế

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 04:49 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 04:49 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 04:49 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 04:49 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 04:49 19/11/2024
Some text some message..