“Doanh nghiệp thủy sản cầm 3 giấy phép đi xin một giấy phép khác, thêm được giá trị gia tăng nào?”

“Doanh nghiệp thủy sản cầm 3 giấy phép đi xin một giấy phép khác, thêm được giá trị gia tăng nào?”
Hội thảo 'Lấy ý kiến doanh nghiệp về Dự thảo Luật Thuỷ sản' do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

'Nhiều quy định trong Dự thảo Luật Thuỷ sản còn chồng chéo, thiếu minh bạch khiến có tình trạng doanh nghiệp sẽ phải mang 3 giấy phép khác để xin một giấy phép đầu tư kinh doanh, đây chỉ là một thủ tục hành chính mà không sinh thêm bất kỳ một giá trị gia tăng nào', Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho hay.

Tại Hội thảo "Lấy ý kiến doanh nghiệp về Dự thảo Luật Thuỷ sản" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 20/9, nhiều điểm bất cập về Dự thảo Luật đã được nêu ra, trong đó nổi bật là việc các điều kiện kinh doanh thiếu minh bạch, chồng chéo gây phiền hà, tốn kém chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

Được biết, Dự thảo Luật Thuỷ sản (sửa đổi) sẽ được xem xét, thông qua trong kỳ họp Quốc hội được dự kiến tổ chức vào ngày 23/10 đến ngày 22/11 tới đây.

Điều kiện kinh doanh chồng chéo, thiếu minh bạch

Phát biểu tại buổi Hội thảo, ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết: "Dự thảo Luật Thuỷ sản còn nhiều bất cập, trong đó nổi bật ở quan điểm tiếp cận của Dự thảo, các điều kiện đầu tư kinh doanh hay việc đăng ký cơ sở nuôi trồng thuỷ sản,... Có tới 17 ngành cần đáp ứng các điều kiện mới được kinh doanh trong khi Luật Đầu tư đã quy định phải có lý do cần thiết mới đặt ra điều kiện đầu tư kinh doanh."

"Hiện tại, vẫn có quá nhiều điều kiện kinh doanh thiếu minh bạch và rõ ràng trong Dự thảo Luật Thuỷ sản: Điển hình như việc quy định cơ sở vật chất, trang thiết bị phải phù hợp, vậy căn cứ nào để xác định phù hợp hay không phù hợp? Quy định như vậy sẽ nảy sinh vương mắc trong quá trình thực thi bởi cơ quan nhà nước và doanh nghiệp không có cơ sở khách quan để xác định, từ đó dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực, gây khó cho doanh nghiệp, ngư dân…", ông Đức cho hay.

Ngoài ra, Dự thảo Luật cũng còn nhiều quy định chồng chéo, đã quy định trong các luật khác rồi nhưng lại trở thành điều kiện kinh doanh trong các ngành nuôi trồng, khai thác thuỷ sản. Điển hình như các điều kiện về bảo vệ môi trường, bảo quản, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ,… Những điều kiện này đều được quản lý bằng các pháp luật chuyên ngành khác và áp dụng đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh chứ không chỉ là thuỷ sản, ông Đức đặt vấn đề.

Đôi khi, có những điều kiện mà doanh nghiệp sẽ phải mang 3 giấy phép khác để xin giấy phép đầu tư kinh doanh trong ngành thuỷ sản. Đây chỉ là một thủ tục hành chính mà không sinh thêm bất kỳ một giá trị gia tăng nào, vậy tại sao lại sinh thêm thủ tục hành chính mà không bỏ đi để bớt gây phiền hà, tốn kém cho doanh nghiệp?

Đồng thời, Dự thảo Luật Thuỷ sản còn nhiều quy định rằng Bộ NN&PTNT sẽ quy định chi tiết thẩm quyền, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính bằng văn bản. Theo VCCI, nên quy định ngay trong luật chứ để đến cấp Thông tư thì sẽ gây khó cho doanh nghiệp.

Việc quản lý nguồn lợi bằng hạn ngạch là cần thiết nhưng nếu cấp giấy phép thì phải minh bạch và công bằng. Hạn ngạch do Bộ NN&PTNT cấp nên có thể xảy ra tình trạng cơ chế phân bổ hạn ngạch thiếu công bằng. Việc đóng mới, hoán cải tàu cá cũng còn quá nhiều hồ sơ giấy tờ, thủ tục hành chính phức tạp.

Cần chú trọng đến IUU

Đồng tình với quan điểm từ VCCI, bà Trần Hoàng Yến, Đại diện Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thì cho rằng, ngoài điểm tích cực là Dự thảo Luật Thuỷ sản sửa đổi đã xã hội hoá được vai trò của các Hiệp hội và Hội trong Luật cũng cần chú trọng đến các quy định về chống đánh bắt cá bất hợp pháp (IUU).

Bởi lẽ, trong 2/3 thị trường xuất khẩu thuỷ sản quan trọng nhất của Việt Nam là Mỹ và EU đã áp dụng các quy định về chống đánh bắt cá bất hợp pháp.

Hiện tại, Việt Nam đang nằm trong diện sắp chịu thẻ vàng từ EU nếu không đảm bảo về IUU với thời hạn cuối cùng là 30/9 tới đây, thị trường Mỹ cũng sẽ áp dụng luật IUU từ 1/1/2018. Nếu các lô hàng thuỷ sản của Việt Nam bị giữ lại tại cảng EU chờ kiểm tra thì sẽ gây tốn kém rất nhiều cho doanh nghiệp.

Vì vậy phải đưa những quy định về IUU vào trong Luật Thuỷ sản, thể chế hoá các quy định về chống đánh cá bất hợp pháp thành thể chế. Nhiều quy định có hiệu lực trên toàn cầu nhưng lại chưa có trong Luật của Việt Nam. Đồng thời, cũng cần có quỹ riêng về IUU để giúp Việt Nam tránh bị thẻ vàng.

Điều 102 của Luật mua bán và xuất khẩu thuỷ sản thì 100% đều chịu kiểm soát nghiêm ngặt về nhiều vấn đề. Tuy nhiên, có những thị trường không yêu cầu chặt chẽ như Việt Nam thì chỉ nên đưa những quy định "theo yêu cầu của thị trường" chứ không nên quá thắt chặt, vì như thế sẽ gây thêm thủ tục hành chính và tốn kém cho doanh nghiệp.

Không tiền kiểm thì sẽ mọc nhiều "công ty ma"

luật thủy sản, thủy sản, doanh nghiệp thủy sản

Bà Phan Thị Huệ - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra thuộc Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT)

Trả lời về góp ý của VCCI và các Hiệp hội, doanh nghiệp đối với Dự thảo Luật Thuỷ sản, bà Phan Thị Huệ - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra thuộc Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) cho hay: "Đúng là trong Luật khi quy định về các điều kiện đầu tư kinh doanh sẽ không thể đưa ra được các điều kiện cụ thể về diện tích, cơ sở vật chất. Vì vậy, phải theo các văn bản của cấp Chính phủ chứ không phải do Bộ quy định".

"Việc rà soát mọi giấy chứng nhận cũng như điều kiện đầu tư kinh doanh Bộ NN&PTNT đã cân nhắc rất kỹ. Đơn cử như nội dung liên quan đến việc cấp giấy phép khai thác, nhiều ý kiến cho rằng để được khai thác thuỷ sản, cần qua nhiều bước như vậy thì có quá nhiều hay không? Tuy nhiên, phải có giấy phép cuối cùng, doanh nghiệp cá nhân mới được đi khai thác, việc đăng ký chủ sở hữu tàu cá chỉ là về tài sản còn đăng kiểm là để bảo đảm an toàn", bà Huệ lý giải.

Không thể chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm được bởi trên thực tế có nhiều doanh nghiệp ma, nếu để sản phẩm kém chất lượng đến với người tiêu dùng thì không thể lấy lại được nữa. Vì vậy, chúng tôi chỉ đưa ra giấy phép khi doanh nghiệp chứng nhận đủ điều kiện, sau đó kiểm soát về điều kiện kinh doanh như ban đầu và duy trì.

Về đóng mới, hoán cải tàu cá, bà Huệ cho rằng, tàu cá là một loại phương tiện đặc thù không thể sản xuất hàng loạt và bán ra thị trường như ô tô, bởi khai thác và đánh bắt thuỷ sản thì hải theo hạn ngạch, vì vậy phải được cấp phép khai thác mới có thể đóng tàu cá. Ngoài ra, nhiều quy định quốc tế cũng liên quan đến việc thiết kế, đóng tàu như quy định tàu cá phải có nhà vệ sinh, vì vậy nếu không quản lý từ bản thiết kế thì khó có thể phù hợp với quy định chung của Việt Nam và quốc tế.

"Vấn đề về quỹ IUU, Tổng cục Thuỷ sản xin phép ghi nhận và nghiên cứu, song ngân sách có hạn nên việc bổ sung quỹ là rất khó khăn", bà Huệ cho biết.

Hạ An
Bizlive
Đăng ngày: 20/09/2017

Bạn và (>item.like-1<) người khác đã thích tin này (>item.like<) người thích tin này (>item.count_cmt<) bình luận

Chủ đề
avatar

Tải ứng dụng Tepbac để bình luận thuận tiện hơn tepbac android tepbac ios
avatar avatar
(>item.username<) Lúc (>item.add_time*1000 | date:'yyyy-MM-dd HH:mm:ss'<)
(>item.like<) (>item.report<)

(>item.content<)

Tin mới
Chỉ có trên Tép Bạc