Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng “kêu trời” vì… trạm cân

Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thủy sản đang bị ách tắc trong vận chuyển các container hàng thủy sản đông lạnh vì quy định tải trọng tối đa mà Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho phép thấp hơn quy định giao thương quốc tế.  Hệ lụy cuối cùng lại đổ lên đầu người nông dân nuôi cá.

container
Quy định xe kéo container 3 cầu chỉ được kéo tối đa 21 tấn hàng có thể làm cho ngành thủy sản “tê liệt”

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sản phẩm xuất nhập khẩu (XNK) thủy sản chủ yếu là hàng đông lạnh hoặc đóng hộp, đóng chai được chứa trong các container lạnh có dung tích 40’ hoặc 20’, phải chạy giữ đông liên tục 24/24h, nên khi Bộ GTVT triển khai nghiêm về việc kiểm tra trọng tải container, các DN hoạt động trong lĩnh vực này gặp rắc rối lớn.

“Điêu đứng” vì quy định quốc gia lệch pha quốc tế

Quy định trong Thông tư số 03 của Bộ GTVT bắt buộc tất cả các xe kéo container có 3 cầu chỉ được kéo tối đa 21 tấn hàng (26 tấn cả vỏ container). Trong khi hàng thủy sản hầu hết là giao thương XNK với quốc tế (hàng nhập về từ nước ngoài và hàng xuất đi nước ngoài).

Theo các quy định và thông lệ giao thương quốc tế, việc đóng hàng phải theo container 40’ với trọng lượng 28 tấn, phải giữ đông lạnh dưới 18oC. Nếu thực hiện theo quy định mới của Bộ GTVT thì phải giảm tải xuống còn 75% với trọng lượng 21 tấn. Hậu quả, các công ty vận chuyển không dám nhận vận chuyển cho các sản phẩm thủy sản, khách hàng nước ngoài cũng không chấp nhận việc đóng container 40’ chỉ có 21 tấn hàng.

“Chưa kể chi phí vận chuyển (trên bộ, biển) đang có xu hướng tăng lên, việc giảm 25% trọng lượng xuất khẩu thủy sản khiến gia tăng sức nặng chi phí vận chuyển lên đáng kể. Nếu tính cước tàu, chi phí nâng hạ, kéo cont cho mỗi cont là 3.500 USD (khoảng 74 triệu đồng) thì với việc thực hiện theo quy định mới, mỗi tấn hàng thủy sản xuất khẩu các DN phải trả thêm riêng phí vận chuyển là gần 1 triệu đồng. Mỗi năm, các DN thủy sản Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,3 triệu tấn thủy sản, tương đương mỗi năm ngành thủy sản phải gồng mình trả thêm 54,5 triệu USD (khoảng hơn 1.000 tỷ đồng) cho chi phí vận chuyển” - một DN chế biến thủy sản tính toán.   

Kể cả trong trường hợp các DN bớt hàng đóng đúng 21 tấn, lên tới cảng đóng thêm cho đủ 28 tấn thì ngoài việc tăng chi phí vận chuyển lên 2-3 lần, việc san đi, bớt lại tại cảng sẽ làm hư hỏng hàng hóa, số hàng không đóng hết sẽ không biết phải xử lý ra sao.

“Quy định mới của Bộ GTVT khiến các DN thủy sản bị mắc kẹt và ách tắc trong vấn đề giao nhận hàng, thiệt hại và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN với bạn hàng quốc tế dẫn đến nguy cơ mất khách hàng, mất khả năng cạnh tranh” - lãnh đạo VASEP ngán ngẩm.  

Gỡ khó bằng biện pháp “đặc thù”

Theo VASEP, tình trạng xe quá tải gấp 2-3 lần trọng tải cho phép hiện nay ảnh hưởng đến chất lượng đường sá là phổ biến, hoàn toàn không nằm ở ngành thủy sản bởi việc đóng container hàng thủy sản đông lạnh luôn theo chuẩn mực của thông lệ quốc tế là 28 tấn hàng.

Ngoài ra, trong điều kiện năng lực vận chuyển bằng xe rơ-moóc, container ở Việt Nam có hạn, quy định kiểm tải trọng xe theo Thông tư số 03 của Bộ GTVT áp dụng cho tất cả các ngành đang làm cho DN thủy sản khó khăn trong cả việc lựa chọn nhà cung cấp xe phù hợp với lô hàng, dễ dẫn đến hiện tượng “làm giá” trong vận chuyển hoặc tiêu cực trong quá trình kiểm soát của các cơ quan chức năng và sẽ làm ùn ứ hàng do lượng xe cung cấp không đủ.  

Để giải quyết bức xúc của DN, VASEP đã có nhiều văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và  Bộ GTVT kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho DN. “VASEP và các DN thủy sản luôn ủng hộ chủ trương của Chính phủ về việc tăng cường kiểm tra và xử phạt đối với những trường hợp vận chuyển quá tải, không thực hiện theo đúng quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ. Tuy nhiên, với thực tế khó khăn mà ngành thủy sản đang gặp, Hiệp hội và các DN đề nghị Bộ GTVT có biện pháp đặc thù để không đưa hàng XNK thủy sản bằng container vào kiểm soát tải trọng xe nhằm đảm bảo lưu thông bình thường cho hàng hóa XNK, nhất là hàng đông lạnh, hàng đóng hộp” - ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP đề xuất./.

Báo Pháp luật online, 23/05/2014
Đăng ngày 25/05/2014
Phi Hùng
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 14:38 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 14:38 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 14:38 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:38 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 14:38 02/12/2024
Some text some message..