Độc tố của vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

Các nước châu Á là những nhà sản xuất tôm nuôi lớn, trong đó Litopenaeus vannamei và Penaeus monodon là hai trong số những loài quan trọng nhất về mặt thương mại.

Tôm thẻ
Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên tôm không chỉ nghiêm trọng về mức độ lây nhiễm

Tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính được xác định do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, vi khuẩn mang một plasmid pVA1 độc với các gen độc tố nhị phân tương tự như độc tố liên quan đến côn trùng (Pir) Photorhabdus, PirA và PirB; Độc tố liên quan đến côn trùng Photorhabdus (Pir)  này lần đầu tiên được xác định trong Photorhabdus luminescens, một loại vi khuẩn duy trì mối quan hệ cộng sinh với tuyến trùng gây bệnh côn trùng của họ Heterorhabditidae.

Ngoài các gen độc tố này, plasmid còn mã hóa các gen chuyển giao tiếp hợp và các gen chuyển vị, cho thấy khả năng hình thành plasmid cho các chủng hoặc loài khác. Cụ thể là plasmid mang gen độc tố được tìm thấy tìm thấy trên V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. campbellii, V. owensii, V. punensisShewanella sp.

Nghiên cứu chi tiết về plasmid pVA1 và độc tố PirAB cho thấy rằng khi các chủng V. parahaemolyticus không gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) được biến nạp với plasmid chứa PirAB, chúng trở nên có khả năng gây bệnh có dấu hiệu lâm sàng giống như AHPND và tỷ lệ chết 100% ở tôm, trong khi một dòng đột biến của V. parahaemolyticus gây AHPND thiếu gen PirAB không thể gây ra AHPND.

Trong một trường hợp khác, trên cùng 1 con tôm đã phân lập được 2 chủng V. parahaemolyticus, trong đó một chủng gây bệnh AHPND (VPE61) chứa một plasmid độc lực có kích thước 69 kbp, trong khi chủng V. parahaemolyticus không gây AHPND (VP2HP) có một plasmid 183 kb. Plasmid 183 kb bao gồm tất cả các các gen được tìm thấy trong plasmid 69 kb ngoại trừ việc nó thiếu toàn bộ phần tử chuyển vị PirA/PirB 3,4 kb. Chủng V. parahaemolyticus (XN87) phân lập từ ao nuôi tôm thương phẩm có mang plasmid pVA1 (đột biến) với gen PirA đột biến và PirB chuyển khung gen không thể sản xuất độc tố PirB trong điều kiện thí nghiệm.

Khi chủng này được cảm nhiễm ngâm tôm kết quả cho thấy chết 50% tôm nhưng không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào liên quan đến AHPND. Như vậy điều này cho thấy các chủng Vibrio nói chung và V. parahaemolitycus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm là vi khuẩn sẽ chứa plasmid pVA1 có kích thước 69 kbp và mang đồng thời gen độc tố PirA/PirB có kích thước 3,4 kb.  

Sự tấn công của vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm. Trong điều kiện bình thường, khỏe mạnh, dạ dày tôm là bao gồm các tế bào biểu mô, một lớp kitin/lót chất nhầy, màng tế bào và lòng chứa một cộng đồng vi sinh vật không độc hại (lành tính) cho hệ đường ruột. Vi khuẩn có lợi và các chất chuyển hóa khác nhau được giải phóng bởi vi khuẩn có lợi và tế bào tôm, tôm sẽ hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh AHPND do V. parahaemolyticus vào môi trường này dẫn đến rối loạn sinh học do cạnh tranh trực tiếp để sinh tồn hoặc giải phóng các chất chuyển hóa có hại vào lòng dạ dày. Những điều kiện rối loạn sinh học này cho phép V. parahaemolyticus tiếp tục nhân lên, định cư và giải phóng độc tố PirAB, từ đó gây viêm và một phản ứng miễn dịch gia tăng trong các tế bào dạ dày tôm.

Đồng thời, theo một cơ chế chưa rõ là V. parahaemolyticus cũng kích hoạt con đường Rho. Điều này gây ra phá vỡ các mối nối tế bào và phân hủy lớp lót biểu mô để tạo ra các khoảng trống giữa các tế bào cho phép PirAB độc tố và vi khuẩn đến được gan tụy.

Mô sinh họcEHP bội nhiễm với vi khuẩn AHPND và xâm nhập vào ruột tôm. Nguồn: Kumar et al., 2020

Mặc dù các chi tiết của mô hình này đang chờ thử nghiệm và xác minh thêm bằng thực nghiệm. Tuy nhiên, việc thiếu sự hiểu biết đầy đủ về phản ứng chéo giữa vi khuẩn gây bệnh AHPND, hệ vi sinh vật đường ruột, vật chủ phản ứng với căng thẳng và thậm chí điều chỉnh miễn dịch ở hệ tiêu hóa tôm sẽ là một hạn chế.

Nếu toàn bộ quần thể vi sinh vật có thể được mô tả chính xác, thì việc có thể khám phá các cách để tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh nhờ vào thành phần của vi khuẩn bằng lợi khuẩn và có thể là các hợp chất tự nhiên khác. Hay một sự hiểu biết chi tiết về các cơ chế này có thể cho phép sử dụng các chiến lược sáng tạo và cụ thể qua trung gian hệ vi sinh vật để ngăn ngừa hoặc ít nhất là giảm thiểu tác động của các bệnh trên tôm. 

Đăng ngày 08/06/2023
Hồng Huyền @hong-huyen
Dịch bệnh

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 12:06 22/09/2023

Ký sinh trùng, nấm và những tác hại gây ra trên cá nước ngọt nuôi thâm canh

Các loài cá nước ngọt bản địa như cá rô đồng, cá lóc, sặc rằn, cá tra…được nuôi nhiều tại các tỉnh Miền tây như Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh hay các tỉnh Miền Đông như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước…

Cá lóc
• 15:28 28/08/2023

Các bệnh thường gặp trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer), là loài có giá trị kinh tế quan trọng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Úc, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan.

Cá chẽm
• 10:30 24/08/2023

Ảnh hưởng của vi bào tử trùng EHP lên tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, tình hình nhiễm vi bào tử trùng EHP trên tôm nước lợ ở một số vùng nuôi của tỉnh Kiên Giang đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh do vi bào tử trùng EHP không gây chết hàng loạt và có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế đối với nghề nuôi tôm vì mức độ phân cỡ và tiêu tốn nhiều thức ăn.

Tôm thẻ
• 12:18 22/08/2023

Bình Định đẩy mạnh tuyên truyền IUU bằng nhiều hình thức

Sáng ngày 25/9/2023, hơn 20 cán bộ, công chức các ban, ngành đoàn thể xã Cát Khánh, huyện Phù Cát ra quân tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường trong xã và cảng cá Đề Gi về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngư dân
• 19:49 01/10/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 19:49 01/10/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 19:49 01/10/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 19:49 01/10/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 19:49 01/10/2023