Đời biển mặn...

Ngư dân lấy lòng mình cược với lòng biển rộng. Lấy gia đình cược với miếng cơm mang mùi tôm cá. Ván cược nhiều rủi ro, mà nghề biển cũng nhiều bèo bọt.

ngư dân đánh cá
Nghề biển bám vào xương tủy anh và những người bạn thuyền, sống nhờ biển, có khi chết cũng vì biển

Người ta có mấy ai được chọn nghề, mà nghề thì chọn họ, rồi họ gắn bó cả đời mình, có khi lại đến đời con, đời cháu. Nghề đi biển cũng là như vậy. Có người cũng hỏi rằng: biết nghề biển lắm khó khăn sao không tìm cách đổi nghề? “Thì thôi, đổi nghề rồi lấy gì mà sống, lấy gì mà cho con ăn học, à mà cũng có, có nhiều người bỏ biển chuyển sang nghề khác, nhưng rồi cũng đôi ba năm lại quay về với biển, đi biển nó ngấm vào cái chân cả rồi, không đi thì lại không đặng”.

Chân người làng chài là để đi biển

Cả đời người ta bám víu vô đầu sóng ngọn gió, da thịt ngấm dần mặn chát, mồ hôi nôm cũng như muối biển. Dân làng biển có hai chân: một trên bờ, một ngoài khơi đạp sóng. Ông cha rồi con cái, một nhà rồi cả làng, cả xã, nghề biển được truyền qua nhiều thế hệ, hình thành nên những làng chài, làng nghề gắn bó với biển khơi. Nhờ biển mà họ có miếng ăn, nhờ biển mà con cái được học hành, gia đình có mái nhà kiên cố.

Một ngư dân vùng biển Ba Đồn cho hay: tàu của anh có công suất khoảng 150CV, anh là chủ tàu và kiêm thuyền trưởng, cùng với 6 ngư phủ đi đánh bắt khắp các ngư trường, nhưng chủ yếu là ở Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Hoàng Sa. Vài năm trở lại đây sản lượng sụt giảm, năng suất đánh bắt cũng kém đi. Mỗi chuyến đi biển kéo dài từ 15 đến 18 ngày, được luồng cá trúng thì chi phí cho anh em bạn thuyền mỗi người được 5 - 6 triệu đồng,  còn ngược lại thì 2 - 3 triệu. Đôi lúc lại phải bù tổn, chưa kể đến các chi phí sửa tàu, mua nhu yếu phẩm, chi phí xăng dầu, nước đá… Mỗi chuyến đi anh phải đóng tổn khoảng 40 triệu đồng. Nói đến tương lai, anh vẫn chưa có nhiều dự định cho việc đổi nghề khác. Nghề biển bám vào xương tủy anh và những người bạn thuyền, sống nhờ biển, có khi chết cũng vì biển.


Nghề biển nhọc nhằn, càng khổ càng nghèo, mà nghèo lại càng thêm khổ...

“Ở làng chài này, ai khá đôi chút thì đầu tư tàu to, máy mạnh vươn sóng ra những ngư trường xa. Còn nghèo như tụi anh thì trông mong vào mấy chuyến thuyền gần bờ”, một ngư dân chia sẻ. Gia đình có 5 người đều dựa vào những chuyến đánh bắt gần bờ của anh. Tầm 4 -5 giờ chiều lại chuẩn bị lưới để đi biển, rồi cứ độ 5 giờ sáng mai lại quay về cho kịp chợ sáng. Mỗi ngày kiếm được 3 - 4 trăm ngàn, có khi cũng chưa đủ tiền dầu. Sống qua ngày và làm thêm vài chuyện trên đất liền để tích cốp thêm thu nhập cho mấy miệng ăn. Đó là câu chuyện của anh Long (41 tuổi, phường Quảng Phúc) được các bạn nghề báo chia sẻ lại.

Nghề biển nhọc nhằn, mà chẳng được là bao. Một chuyến đi chỉ phó vào 2 chữ “trời thương”!

Cược mạng với thủy thần

Gần đây, tôi có dịp xem tin về một gia đình ngư dân phải ly biệt nhau vì nghề biển (tin “Xé lòng tiếng khóc ngư dân mất vợ, lạc con sau tai nạn chìm tàu thương tâm” do báo Thanh Niên đưa tin), hóa ra câu “sinh nghề tử nghiệp” lại rất đúng và lại đúng với nghề biển, với trường hợp này.

Câu chuyện về người ngư phủ cùng gia đình ra khơi, với những ước nguyện tôm cá đủ đầy, nhưng trở về với xác vợ, xác tàu và mất tích con trai, đủ để xé lòng những ai mạnh mẻ nhất. Người ngư dân rắn rỏi và kiên cường lắm, họ không dễ khóc trước những khó khăn. Ngoài kia biển to, sóng lớn, có đợt bão cuồng phong, tàu chìm, họ phải lênh đênh mấy ngày mới được cứu, vậy mà chưa khi nào họ khóc. Nhưng người ngư dân này dẫu có mạnh mẽ đến đâu cũng phải yếu lòng trước giờ ly biệt, vì chưa khi nào khóc nên có lẽ anh cũng không biết khóc sau, chỉ thốt lên trong nghẹn ứ vài từ: “trời ơi”, “vợ ơi”, “con ơi”. Nghề biển tàn nhẫn quá mà!


Lắm khi mỗi chuyến ra khơi người ngư dân không cầu bội thu hay biển êm sóng lặng, mà chỉ đơn giản, họ cầu trời 2 chữ “bình an”

Phải, nghề biển tàn nhẫn quá mà, biển nuốt chửng không biết bao nhiêu người, không biết bao nhiêu kế sinh nhai của người làng biển. Nhưng cũng có đôi lúc biển hiền hòa, hào sảng, biển no đầy tôm cá, trù phú cho ngư dân cái lợi cá tươi, được mùa trúng giá. Người ngư dân cũng ủi an phần nào khó nhọc.

Nghề đi biển phải dần đổi thay

Phần do, người ta đã quen với nếp khai thác truyền thống, phương tiện, trang thiết bị thô sơ,… nên dễ gặp nhiều nguy năn khi đi biển.

Nghề đi biển phải dần thay đổi. Nhà nước đã có rất nhiều quan tâm đến những khó khăn của nghề,  bằng cách hỗ trợ vay vốn đóng, sửa tàu, đầu tư trang thiết bị hỗ trợ hiện đại hơn. Ngư trường an toàn nhờ quốc phòng, an ninh trên biển được đảm bảo và xác lập chủ quyền với thế giới. Nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục hướng đến đánh bắt an toàn và bền vững; hỗ trợ từ các hội, nhóm, tổ chức tạo việc làm tăng thêm sinh kế cho các hộ ngư dân. Đầu tư các thiết bị giám sát, cứu hộ kịp thời khi có tai nạn xảy ra. Và còn nhiều hoạt động tích cực khác giúp cho người ngư dân vững tâm bám biển.

Song mặc tồn tại vẫn còn không ít, trong công tác quy hoạch và triển khai. Có không ít các hộ ngư dân chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay. Hoặc có tiếp cận nhưng thủ tục chồng chéo. Ngư dân vẫn chưa nâng cao nhận thức bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng và bảo vệ nguồn lợi, từ không chú trọng trang bị các thiết bị định vị, liên lạc, dự báo thời tiết, đến ý thức đánh bắt kém bền vững, tận diệt. Sử dụng lao động chưa đủ tuổi, vi phạm các quy định về truy xuất nguồn gốc, … làm giảm giá trị thủy sản và uy tín của nghề cá Việt Nam.

Người ngư dân, nhà nước, nhà khoa học, thương gia, … cần có nhiều thay đổi đến hướng đến một nghề cá bền vững, giảm thiểu những rủi ro.

Dẫu có nhiều mất mát và cơ cực đi nữa, thì người ngư dân vẫn tươi cười bám biển. Hôm nay họ có đau lòng, khó nhọc, biển có hằn học, cuồng phong, thì ngày mai trời lại tươi trong, nắng lại hồng và thuyền của họ lại giông buồm ra biển với ước mong khoang cá chở đầy!

Đăng ngày 27/07/2020
Mạnh Kha @manh-kha
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 00:14 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 00:14 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 00:14 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 00:14 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 00:14 15/11/2024
Some text some message..