Đổi đời nhờ tôm, cua, cá

Mô hình nuôi tôm, cua, cá trên cùng đơn vị diện tích đang được bà con nông dân xã Xuân Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) áp dụng khá thành công.

Bà con phấn khởi vì tôm được giá cao
Bà con phấn khởi vì tôm được giá cao

Căn nhà khang trang của gia đình ông Nguyễn Văn Bốn nằm ở thôn Bái Hà Xuân (xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) vừa được xây cất cách đây không lâu.

Gia tài của gia đình ông có được phần lớn nhờ vào thu nhập từ ao đầm. Kể từ khi có thu nhập bằng việc nuôi trồng thủy sản theo hướng quảng canh, con cái ông được học hành tử tế, có công việc và thu nhập ổn định.

Đầu những năm 1990, nhận thấy tiềm năng, lợi thế của đồng đất địa phương trong việc nuôi trồng thủy sản thay vì canh tác lúa đơn thuần, ông Bốn đã cùng vợ thuê thầu một phần đất của xã, cải tạo ao đầm, chuyển đổi vật nuôi, nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

Nhờ tính kiên nhẫn, chịu khó, chịu khổ, mô hình nuôi tôm, cua, cá kết hợp của gia đình ông từng bước phát huy hiệu quả, cho thu nhập hàng chục triệu đồng/vụ, trong những năm đầu tiên triển khai thực hiện. Nhờ cách làm hiệu quả, sản phẩm thủy sản của gia đình ông sau khi khai thác được thương lái bao tiêu với giá cao. 

Nuôi cua chắc thịt, được giá cao. Ảnh: thuysanvietnam.com

Đến nay, với 5 ha ao đầm nuôi xen canh tôm, cua, cá, hằng năm  mô hình nuôi thủy sản của gia đình ông Bốn cho thu nhập khoảng 200 đến 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Nguồn thu này gấp nhiều lần so với trồng lúa và các loại rau màu khác cùng trên đơn vị diện tích. Nhờ sự nhạy bén trong tư duy sản xuất bằng việc mạnh dạn mở ra lối đi riêng, nên kinh tế gia đình ông đã trở nên khá giả. 

“Trồng lúa như trước đây chỉ đủ ăn, đó là chưa nói tới chuyện mất mùa. Nhưng từ khi áp dụng mô hình nuôi tôm kết hợp thả cua, cá, nguồn thu tăng gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp đơn thuần. Nếu thời tiết, khí hậu thuận lợi và ít dịch bệnh, thì người dân có thể sống khỏe từ mô hình này”, ông Bốn chia sẻ.

Ông Bốn chia sẻ thêm, mô hình nuôi xen canh thủy sản khác hẳn với nuôi công nghệ cao. Các loại thủy sản nuôi ghép hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Thức ăn chủ yếu dùng cho nuôi trồng thủy theo hướng quảng canh sản là cá, tôm, bột ngô xay nhuyễn.

Quá trình nuôi đặc biệt lưu ý, các loài thủy sản nuôi kết hợp thường dễ nhiễm bệnh vào vụ xuân - hè. Do đó, cần chú ý tới việc thay nước, vệ sinh ao nuôi sạch sẽ.

Mỗi vụ thu hoạch bà con đều rất mừngMỗi vụ thu hoạch bà con đều rất mừng. Ảnh: baoquangnam.vn

Theo bà con xã Xuân Lộc, mô hình sản xuất kết hợp cua, cá, tôm có vốn đầu tư thấp, phù hợp với trình độ, điều kiện kinh tế hộ gia đình và nguồn lực đất đai tại địa phương. Thủy sản khi thu hoạch đảm bảo yêu cầu về chất lượng, được thương lái bao tiêu và dễ tiêu thụ trên thị trường.

Tuy nhiên, hình thức nuôi xen canh các loại thủy sản theo hướng quảng canh cũng bộc lộ nhiều hạn chế vì sản lượng và giá trị sản xuất phụ thuộc vào thời tiết từng vụ, từng năm.

“Nếu thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của các loài thủy sản thì người dân có thu nhập cao. Ngược lại, nếu dịch bệnh, thời tiết khắc nghiệt thì người nông dân có thể mất trắng cả ao nuôi. Có hộ gia đình thả giống tới vài ba lần nhưng vẫn thất thu. Ngược lại, có gia đình chỉ thả một lần đã cho sản lượng, thu nhập khá cao”, bà Đinh Thị Xuyến (thôn Bái Hà Xuân) cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Thịnh, cán bộ nông nghiệp xã Xuân Lộc cho biết, nhiều hộ dân trong xã vẫn chưa dám đầu tư mở rộng sản xuất các mô hình nuôi trồng thủy sản do thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật và tâm lý sợ rủi ro khi đầu tư.

Theo UBND xã Xuân Lộc, trong 9 tháng đầu năm, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản toàn xã đạt khoảng 370 tấn (trong đó nuôi trồng đạt 340 tấn; khai thác đạt 30 tấn); giá trị sản xuất đạt hơn 8,5 tỷ đồng.

Trên địa bàn toàn xã hiện nay có 60 hộ dân nuôi trồng thủy sản xen canh trên diện tích 160 ha (60 ha nước ngọt nuôi cá, lúa và 100 ha nước lợ nuôi tôm, cua, cá).

Ông Nguyễn Thành Long, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc cho biết, thực tiễn chứng minh mô hình nuôi trồng thủy sản xen canh hiện đang rất thành công và góp phần cải thiện và nâng cao thu thu nhập cho nông dân tại xã Xuân Lộc.

Đây cũng là hướng đi mới trong phát triển kinh tế của địa phương, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 29/10/2022
Trần Quốc Toản
Kinh tế

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 22:35 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 22:35 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 22:35 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 22:35 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 22:35 25/04/2024