Đồng Nai: Kết quả quan trắc môi trường đáng quan ngại

Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt mới đây của Sở TN-MT cho thấy, hầu hết khu vực nuôi thủy sản trên sông, hồ trên địa bàn tỉnh đều bị ô nhiễm nguồn nước. Không chỉ tác động trực tiếp đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản mà tình trạng này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước đầu vào của các nhà máy cấp cho sinh hoạt.

quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Ảnh minh họa: Phương Lê

Sắp vào mùa mưa, thời điểm dễ diễn ra tình trạng cá chết hàng loạt, do đó phải sớm chặn đà ô nhiễm ở các vùng nuôi thủy sản để bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt, bảo vệ môi trường sống của thủy sản.

Tất cả khu vực nuôi thủy sản đều bị ô nhiễm

Thông tin mới công bố của Sở TN-MT khiến nhiều người quan ngại, tất cả các khu vực nuôi thủy sản trên sông, hồ trên địa bàn tỉnh đều bị ô nhiễm nguồn nước. Trong đó, khu vực làng nuôi cá bè trên sông La Ngà (H. Định Quán) có mức độ ô nhiễm cao nhất. Tại thời điểm quan trắc vị trí cầu số 1 có 6/17 thông số vượt quy chuẩn quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt của Bộ TN-MT. Cụ thể, các thông số: COD vượt 2,3 lần; BOD5 vượt 1,5 lần; Amoni vượt 4,6 lần; Nitrit vượt 1,9 lần; E.Coli vượt 4,6 lần; Fe vượt 2,3 lần.

Khu vực làng cá bè Ba Xê (P.Long Bình Tân, TP.Biên Hoà) vào thời điểm quan trắc có 6/17 thông số vượt so với quy chuẩn từ 1,1-1,4 lần là: Fe, Amoni, Nitrit, COD, Coliform, đặc biệt có vi sinh E.Coli vượt đến 34 lần. Làng cá bè Tân Mai (P.Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa) có 4/17 thông số vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1-4,6 lần. Khu vực nuôi hàu trên sông Bà Hào (H.Nhơn Trạch) có 4 thông số vượt quy chuẩn; khu vực dự án nuôi tôm tại Rạch Tràm (H.Nhơn Trạch) có 6 thông số vượt quy chuẩn…

Ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT) thông tin, kết quả quan trắc chất lượng nước mặt đầu mùa mưa (các đợt 1, 2, 3, 4 năm 2022) cho thấy, chất lượng nước mặt tại các sông, suối (không có nuôi thủy sản), nước mặt tại khu vực cấp nước sinh hoạt cơ bản đạt, chỉ 1-2 thông số chưa đạt.

Riêng chất lượng nước mặt tại các khu vực nuôi thủy sản đều có các thông số vượt quy chuẩn. Nguyên nhân do trong quá trình nuôi thủy sản phát sinh nhiều thức ăn dư thừa, mật độ lồng bè quá dày vượt khả năng tự làm sạch nguồn nước.

quan trắc môi trường nước
Hiện trạng bè cá tại 3 vùng nuôi thủy sản lớn trên sông trên địa bàn tỉnh (Thông tin: Hoàng Lộc - Đồ họa: Hải Quân)

Nhiều nguyên nhân cộng sinh gây ô nhiễm

Chia sẻ về vấn đề này, ông Tống Văn Sỹ (ngụ P.Tân Mai, TP.Biên Hòa) cho rằng, nguồn nước khu vực nuôi cá bè thuộc P.Hiệp Hòa ô nhiễm do nhiều yếu tố cộng sinh. Đó là, chất thải của cá; chất thải sinh hoạt của các hộ dân; rác và nước thải sinh hoạt từ các suối trong thành phố chảy ra sông, đọng lại ở các lồng, bè; một số bè nuôi quy mô nhỏ sử dụng nguồn thức ăn không đảm bảo.

Ông Nguyễn Văn Tính (ngụ xã Ngọc Định, H.Định Quán) có 4 lồng nuôi cá điêu hồng trên sông La Ngà. Thức ăn cho cá là cám công nghiệp, được rải trực tiếp xuống lồng. “Tôi cho rằng, nếu cho cá ăn cám thì không ô nhiễm vì giá cám đắt, không ai rải nhiều. Trường hợp cám tan, lọt lưới đã có cá ngoài sông ăn. Ô nhiễm ở đây là do chất thải của cá và chất thải của con người. Chất thải của cá thì không có bè nào xử lý được vì loại này nhỏ, nước chảy thường xuyên. Chất thải sinh hoạt (nước và rác), cá chết đa phần vứt ra sông” - ông Tính nói.

Còn tại làng cá bè Ba Xê, ông Đào Văn Xuyến chia sẻ, phần lớn các hộ nuôi cá khu vực này chỉ cho ăn cám trong giai đoạn cá nhỏ. Khi cá được khoảng 3 tháng thì chuyển sang các loại thức ăn rẻ tiền hơn, đó là cơm thừa ở các công ty, lòng gà vịt, cá nhỏ đánh bắt ngoài sông. Hơn 80 hộ sinh sống ở làng bè nhưng không có ai đi thu gom chất thải. “Thức ăn cá không đảm bảo, nhưng cám đắt quá nên người nuôi cũng không cho ăn nhiều; rác và chất thải thải ra sông ai cũng biết gây ô nhiễm, nhưng có người nào đi thu gom đâu” - ông Xuyến nói.

Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Huỳnh Tấn Lộc cho rằng, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt ở khu vực nuôi thủy sản là tình trạng sử dụng chất thải từ các lò giết mổ (nội tạng heo, ruột gà vịt, ruột cá) làm thức ăn. Năm 2021, thành phố kiểm tra và bắt quả tang trường hợp vận chuyển 2,5 tấn nội tạng động vật làm thức ăn cho cá, đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng, buộc tiêu hủy tang vật.

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 03/04/2022
Hoàng Lộc
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 22:16 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 22:16 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 22:16 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 22:16 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 22:16 25/04/2024