Đồng Nai rộn ràng mùa cá đìa

Đến các xã: Tân Hạnh (TP Biên Hòa), Bắc Sơn (huyện Trảng Bom), những ngày này, ở đâu cũng bắt gặp hình ảnh bà con nông dân rộn ràng tát đìa

ca trong bun
Những con cá chui sâu vào lớp bùn, phải vất vả mới bắt được.

Với những hộ nuôi cá nước ngọt, thời điểm từ tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch, mọi người lại tất bật hút nước, vệ sinh và dọn đáy các ao, hồ để bắt đầu vào vụ “làm ăn” mới cho kịp kế hoạch.

Khoảng thời gian này, trời nắng chói chang suốt cả ngày, cùng những con gió khô hanh đã làm cạn dần những ao nước tạo thuận lợi cho việc dọn đáy, từ đó mọi người lại rộn ràng bước vào mùa tát ao bắt cá…

Đến vùng nuôi cá nước ngọt ở các xã: Tân Hạnh (TP Biên Hòa), Bắc Sơn (huyện Trảng Bom) của Đồng Nai trong những ngày này, ở đâu cũng bắt gặp hình ảnh bà con nông dân bận rộn chuẩn bị vụ cá mới.

Kết thúc vụ cá muộn

Năm trước, đang giữa vụ cá trời đổ hàng loạt trận mưa lớn khiến người dân điêu đứng, lâm vào cảnh lỗ vốn vì cá theo dòng nước lũ thoát ra ngoài môi trường tự nhiên. Đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, nhiều người chấp nhận chăm đàn cá còn sót lại trong ao để bán tết; số khác tiếp tục mua cá giống về thả lại, đánh cược với “ông trời”.

“Số cá định bán trong dịp tết đã lỡ hẹn với thị trường, bây giờ chúng tôi mới thu hoạch để khẩn trương vét ao cho vụ nuôi tới. Vì vậy những ngày này hầu hết các trại cá ở đây đều ra sức vỗ béo cá và đánh bắt rải đàn để xuất bán những lứa cá cuối cùng. Cũng may, hiện cá nuôi được thương lái thu mua với giá cũng khá nên ai nấy đều phấn khởi” - ông Trần Văn Trương (ngụ xã Bắc Sơn) cười nói giòn giã.

Với những hộ nuôi cá nước ngọt tại các ao, hồ thì thời điểm này thích hợp nhất để thu hoạch, dọn ao chuẩn bị cho vụ nuôi cá mới. Sau khi số cá trong ao đã bán hết, người nuôi lại tất bật hút nước, dọn đáy và cải tạo ao nuôi. Những nhà làm ăn lớn có khoảng 3-4 hécta mặt nước, phải thuê người đến làm các công đoạn này.

Theo ông Trương, cá nuôi thường được xuất bán quanh năm, nhưng có lẽ dịp giáp tết được xem là mùa thu hoạch chính với nhiều kỳ vọng nhất của người nuôi cá. Tuy nhiên, thời tiết không thuận lợi đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch của những hộ nuôi cá. Gặp trận lũ lớn, các hộ ở làng cá gần như phải gầy dựng lại tất cả. Sau khi khẩn trương sửa chữa lại bờ ao, xử lý nguồn nước, họ mới tái vụ, thả lứa cá mới.

Vậy là sau 4 tháng, đi một vòng quanh làng cá, có thể nhìn thấy từng đàn cá bơi lội tung tăng, tiếng cá lóc, trê, rô phi, chép… táp mồi nghe rõ mồn một dưới ao. Đàn cá dạn dĩ đến mức chỉ cần vung thức ăn xuống nước rồi lấy lưới quây lại là có thể bắt được cá một cách dễ dàng. Với giá cả ổn định, người nuôi tỏ ra phấn khởi, các thương lái tới tận nhà để thu mua rồi xuất bán đi các chợ đầu mối ở khắp nơi, không còn lo đầu ra như mọi năm.

Gia đình bà Đỗ Thị Minh (ngụ xã Tân Hạnh) vừa kết thúc vụ thu hoạch cách đây vài ngày. Bà Minh hồ hởi cho biết, vụ cá vừa rồi bà đã thu lãi hàng chục triệu đồng sau khi trừ chi phí. Năm nay, bà Minh thả nuôi hàng trăm ký cá giống, như: rô, lóc, diêu hồng... Cá thả nuôi chậm 2 tháng, nhưng cho năng suất cao, trái với nỗi lo phập phồng khi bắt đầu tái vụ.

“Nuôi cá bây giờ gặp nhiều cái khó khiến người nuôi dễ bị mất trắng. Nếu nuôi ở các làng bè thường bị ảnh hưởng do nguồn nước biến động, bị ô nhiễm từ bên ngoài. Nuôi tại ao, hồ thì lo thiếu nước khi mùa khô đến, nên thường sau vụ cá tết là tôi nghỉ nuôi, chờ mùa mưa đến mới thả cá nuôi lại. Xung quanh đây vẫn còn mấy ao đã cạn nước dần, nhưng họ chưa thu hoạch vì muốn đợi thêm thời gian nữa xem giá cá có nhích lên hay không” - bà Minh tỉ tê nói.

Vui như đi tát ao, mót cá

Ghé thăm làng cá những ngày này mới thấy được sự sinh động và nhộn nhịp khi cả chục người mặt mũi, áo quần lấm lem bùn đất xúm lại, tranh nhau bắt từng con cá còn sót lại dưới đáy ao. Đó là lúc nước đã gần cạn, những con cá lóc, rô, rô phi, chép… chui sâu dưới bùn không lối thoát thân, vùng vẫy để tránh khỏi chỗ khô cạn.

“Người ta thu hoạch cá xong thì thuê tôi đến vệ sinh ao và mót số cá còn lại trong ao. Tùy vào diện tích ao lớn hay nhỏ mà tôi rủ thêm vài người cùng làm. Tiền công do 2 bên tự thỏa thuận, một là mình lấy tiền do chủ ao đưa ra, hoặc chấp nhận gán ngang từ số cá còn sót lại trong ao. Thường thì chúng tôi không lấy tiền công dọn ao, mà chọn phương án mót cá trừ công” - ông Ba Dân (ngụ ấp 4, xã Tân Hạnh) vui vẻ nói.

Nhiều người cho hay, chuyện mót cá ở đáy ao sau mỗi vụ thu hoạch nghe có vẻ lạ, nhưng đã có từ bao đời nay. Qua con mắt của người đi tát ao, lời lãi tùy thuộc vào cách nhìn của mỗi người. Nước trong ao rút gần hết, xâm xấp đầu gối rất khó biết số cá còn sót lại bao nhiêu. Bởi lúc này đàn cá sẽ lẩn sâu dưới lớp bùn non, không trồi lên mặt nước để đớp mồi.

giang luoi
Giăng lưới bắt những mẻ cá còn sót lại dưới các ao nuôi ở xã Bắc Sơn (huyện Trảng Bom).

Theo ông Ba Dân, nếu mặt nước cạn mà chỗ nào có nhiều bóng nước nổi lên chắc chắn chỗ đó cá tụ thành bầy, người đi mót cá phải nhìn mặt nước để thỏa thuận với chủ nhà. Xong xuôi mọi việc, 4-5 người mới quây lưới, nhắm đến đoạn nhiều cá để vây bắt. Lúc này, đàn cá sau đợt “án binh bất động” bỗng giật mình lao thẳng lên mặt nước nhìn rất sướng mắt. Người bắt cứ việc túm đầu cá bỏ vào thùng, ai nấy tỏ ra háo hức và thích thú.

Với ông Năm Răng (ngụ xã Bắc Sơn), sau đợt thu hoạch cá còn sót lại trong ao lâu ngày không được cho ăn nên thịt khá ngon, không nhão như lúc nuôi, nhờ vậy ông bán được giá cao như cá sống trong môi trường tự nhiên. Người dân ở quanh làng cá mỗi lần thấy nhà nào thuê tát ao cũng chực chờ mua lại số cá từ những người đi mót thuê cho bằng được.

“Bắt cá xong, mặt mũi ai nấy lấm lem bùn đất. Mệt nhưng vui, vì được sống gần gũi với thiên nhiên, giống như khung cảnh sinh hoạt độc đáo của người dân sông nước miền Tây quê tôi khi tát ao bắt cá đồng sau khi hết vụ lúa. Số cá thu được ngoài việc đem bán, chúng tôi mỗi người chia nhau mang về nhà tha hồ mà nấu nướng...” - ông Năm Răng tâm sự.

Với những hộ nuôi cá nước ngọt tại các ao, hồ thì thời điểm này thích hợp nhất để thu hoạch, dọn ao chuẩn bị cho vụ nuôi cá mới. Sau khi số cá trong ao đã bán hết, người nuôi lại tất bật hút nước, dọn đáy và cải tạo ao nuôi. Những nhà làm ăn lớn có khoảng 3-4 hécta mặt nước, phải thuê người đến làm các công đoạn này.

Báo Đồng Nai, 18/04/2016
Đăng ngày 18/04/2016
Thanh Hải
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 20:15 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 20:15 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 20:15 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 20:15 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 20:15 25/04/2024