Đồng Tháp – An Giang: Nông dân rủ nhau nuôi tôm thẻ chân trắng

Bất chấp lời khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng, nông dân vùng Đồng Tháp, An Giang đã đầu tư, chuyển diện tích trồng lúa, nuôi cá tra, tôm càng xanh... sang nuôi loại thủy sản này vì lợi nhuận cao.

vùng lúa
Vùng đất lúa ở xã Phú Thành B, huyện Tam Nông, Đồng Tháp đang chuyển dần thành dãy ao nuôi tôm thẻ. Ảnh: Ngọc Tùng

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Tháp, tính tới thời điểm hiện tại có gần 47 héc ta diện tích mặt nước ao nuôi tôm càng xanh, cá tra… được nông dân chuyển sang đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng. Ở tỉnh An Giang, mới đây nhiều hộ dân ở huyện Châu Phú, Châu Thành cũng đã đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích - theo điều tra ban đầu của ngành NN&PTNT- khoảng 1,5 héc ta.

Đây là một loại thủy sản nước lợ nhiều năm qua đã được ngành NN&PTNT các tỉnh khuyến cáo nuôi hạn chế tại các thủy vực ven biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Mới đây, một nông dân ở thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp vừa bán tôm với giá 149.000 đồng/ki lô gam cho loại tôm 70 con/ki lô gam, thu hoạch được chỉ sau khoảng 80 ngày nuôi. Với mức giá này, thu nhập từ nuôi tôm thẻ cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, nuôi tôm càng xanh, cá tra…

Nhờ lợi nhuận hấp dẫn như vậy, nuôi tôm thẻ đang phát triển thành phong trào giữa vùng lũ - nước ngọt quanh năm, như Đồng Tháp, bất chấp cảnh báo của các cơ quan chuyên môn. Thực tế, để nuôi được tôm thẻ chân trắng giữa vùng nước ngọt, ngoài việc phải đầu tư ao nuôi, trang thiết bị như vùng mặn ven biển người nuôi còn phải đầu tư giếng khoan khai thác nước mặn từ tầng nước ngầm, điều chỉnh độ mặn phù hợp.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tam Nông, Đồng Tháp, cho biết toàn huyện hiện có khoảng 25 héc ta ao nuôi các loại đã được nông dân đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, trong số này phần lớn là các ao nuôi tôm càng xanh từ những năm trước.

Theo ông Hồng, đây là hình thức chuyển đổi tự phát và Tổng cục Thủy sản đã có văn bản khuyến cáo nông dân không nên nuôi bởi đây là vùng quy hoạch nuôi thủy sản nước ngọt, tôm thẻ là đối tượng nuôi hiện vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh và chưa nằm trong danh sách các đối tượng được phép sản xuất kinh doanh.

Với sức hấp dẫn từ lợi nhuận so sánh trên cùng đơn vị diện tích giữa các đối tượng nuôi trồng, dự báo diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đồng Tháp sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, bởi theo ghi nhận thực tế, một số vùng đất đang sản xuất lúa hiện được đầu tư vốn chuyển thành ao nuôi tôm thẻ.

Tại cuộc họp bàn về các biện pháp ngăn chặn phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng tại UBND tỉnh Đồng Tháp sáng ngày 1-4-2014, ngành tài nguyên môi trường cho rằng, nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đồng Tháp sẽ tác động xấu đến môi trường đất trồng lúa, chất lượng nguồn nước ngọt thiên nhiên và có nguy cơ gây ô nhiễm tầng nước ngầm rất cao…

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết tỉnh không khuyến khích việc nông dân chuyển đổi sang đầu tư nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt và sẽ có biện pháp nghiêm cấm việc khai thác nước ngầm tầng mặn nhằm bảo vệ môi trường. UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các địa phương vận động nông dân không đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng; còn đối với những diện tích đã thả giống nuôi hiện tại, nên kết thúc hoạt động nuôi ngay sau đợt thu hoạch tôm hiện đang nuôi.

Sở NN&PTNT An Giang cũng đã có công văn yêu cầu các địa phương có vùng mặt nước nuôi tôm thẻ phải giám sát chặt diễn biến tôm đang nuôi, tổ chức đăng ký hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

TBKTSG-Online, 01/04/2014
Đăng ngày 02/04/2014
Ngọc Hùng
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Làng Vũ Đại đỏ lửa kho cá tiền triệu ngày giáp tết

Mỗi khi xuân về, khi các làng quê khác tấp nập chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tát, làng Vũ Đại (Hà Nam) lại bận rộn với các niêu cá kho nghi ngút khói. Những ngày cuối năm, cả làng như đạp nhịịt, đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để kịp giao những niêu cá trọn vẹn cho khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Cá kho làng Vũ Đại
• 19:56 12/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 19:56 12/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 19:56 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 19:56 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 19:56 12/01/2025
Some text some message..