Đồng Tháp quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trong thời gian qua, ngoài việc quản lý tốt công tác khai thác thủy sản tự nhiện thì Đồng Tháp còn ban hành nhiều quy định cấm khai thác trái phép trong các giai đoạn cá tự nhiên sinh sản, cấm khai thác tận diệt nguồn thủy sản đầu mùa lũ nhằm bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Đồng Tháp quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Năm 2017 là năm thứ 2 tỉnh Đồng Tháp áp dụng các giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong mùa lũ, theo đó, các ngành chuyên môn đẩy mạnh tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cũng như tổ chức nhiều đợt ra quân tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Trong 9 tháng đầu năm, Trạm thủy sản cụm huyện Hồng Ngự, Thị xã Hồng Ngự, Tân Hồng đã phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chuyên ngành tổ chức 18 đợt ra quân kiểm tra.

Kết quả, xử lý 10 trường hợp vi phạm, chủ yếu là sử dụng ngư cụ cấm khai thác, tiến hành tịch thu tang vật và bàn giao chính quyền địa phương xử phạt hàng chục triệu đồng. Ngoài ra, còn phát hiện 30 trường hợp vi phạm khác nhưng do vi phạm lần đầu nên được đoàn kiểm tra nhắc nhở, cho ký cam kết, không tái phạm.

Bên cạnh việc tuần tra, kiểm tra, xử lý thì chính quyền địa phương và các ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc đánh bắt thủy sản kết hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ thủy sản nhất là mùa lũ.

Ông Nguyễn Văn Tùng ngụ xã An Bình A, Thị xã Hồng Ngự chia sẻ, nhiều năm qua cả gia đình sống với nghề giăng câu, giăng lưới, cuộc sống của 5 miệng ăn điều nhờ nghề sông nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây cả gia đình đã chuyển sang nuôi cá, làm ruộng vì nếu ai cũng đánh bắt tận diệt sẽ không còn cá tự nhiên để phục vụ cho con người.

Các huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp có hệ thống kênh rạch chằng chịt, đặt biệt khi lũ về diện tích ngập nước được mở rộng, nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, đồng thời đây cũng là thời điểm mà các loài thủy sản sinh trưởng và sinh sản mạnh mẽ. Chính vì thế, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đặt ra càng cao, đây cũng là thời điểm mà người lao động sống bằng nghề câu lưới hoạt động nhộn nhịp, nếu công tác tuyên truyền, vận động không tốt sẽ dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt bằng các loại xung điện tự chế hay những loại ghe cào hoạt động có xung điện.

nguồn lợi thủy sản, thả cá, nguồn lợi thủy sản Đồng Tháp, NLTS
Việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện tận diệt đã giảm đi rất đáng kể

Bà Đỗ Thị Vũ Hồng - Phó Trạm Thủy sản huyện Tân Hồng chia sẻ, thời gian qua, về phía chuyên môn thường xuyên phối hợp tổ chức nhiều buổi tập huấn về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường; việc hỗ trợ, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân thả nuôi thủy sản trong môi trường tự nhiên cũng đặt vấn đề này làm trọng tâm, không sử dụng các chất kháng sinh, chất cấm gây ảnh hưởng đến môi trường nuôi xung quanh.

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản nội địa đã được các ngành, các cấp trong tỉnh quan tâm đúng mức, nhiều vấn đề được quản lý tốt hơn như: ô nhiễm môi trường, tình trạng khai thác hủy diệt, sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc hóa học, lưới cước để khai thác thủy sản, các thông tin quản lý nghề cá nội địa đã chủ động triển khai rộng khắp thông qua hệ thống phát thanh tuyên truyền, đài truyền hình, báo chí…

Cuối năm 2015, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành quy định mùa vụ cấm khai thác và các loại ngư cụ cấm khai thác nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Cụ thể, từ ngày 1/5 - 1/7 hằng năm là thời điểm cấm khai thác không riêng cá linh mà tất cả các loại thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh. Các loại ngư cụ có mắc lưới nhỏ, xiệt điện, đánh bắt thủy sản bằng các loại thuốc... đều cấm sử dụng. Đi kèm với các lệnh cấm là các mức chế tài tương ứng. Đặc biệt có mức xử phạt cao đối với hành vi cố tình tái phạm.

nguồn lợi thủy sản, thả cá, nguồn lợi thủy sản Đồng Tháp, NLTS
Phải nâng cao nhận thức của người dân về nguồn lợi thủy sản

Ông Phan Thanh Xuân - Phó phòng NN-PTNN huyện Tân Hồng cho biết, chủ trương của huyện là đẩy mạnh việc chăn nuôi thủy sản, khai thác và bảo vệ nguồn thủy sản tự nhiên. Trong đó, nâng cao nhận thức của người dân trong việc đánh bắt thủy sản, nuôi thủy sản phải quan tâm đến ô trường xung quanh không để nuôi thủy sản bị ảnh hưởng việc sản xuất khác như trồng lúa, sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, tăng cường vai trò của cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Hồng Ngự là huyện biên giới đầu nguồn sông Tiền, bên cạnh hệ thống sông chính còn có hệ thống kênh rạch phân bố rộng khắp vùng, đây là hệ thống thủy vực có mức độ đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản. Người dân tập trung sinh sống dọc theo tuyến sống chính và kênh, rạch. Hoạt động nuôi cá lồng bè cũng phát triển một cách mạnh mẽ giúp nhiều hộ gia đình ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Bên cạnh việc nỗ lực các các lực lượng tuần tra đường thủy thì vẫn còn tình trạng khai thác trái phép, sử dụng xung điện, xiệc điện dẫn đến nhiều hệ lụy về khai thác thủy sản, gây khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mặt khác, dưới tác động của phương pháp khai thác, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của các loài thủy sản và hệ thủy sinh vật, gây mất cân bằng sinh thái.

nguồn lợi thủy sản, thả cá, nguồn lợi thủy sản Đồng Tháp, NLTS
Tình trạng dùng xiệc điện khai thác cũng đã giảm

Ông Phạm Văn Ngợi, ở xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự chia sẻ, thời gian qua các ngành chức năng huyện, xã đã tích cực việc kiểm tra, tuần tra, xử lý và tịch thu tang vật là các xung điện tự chế của cá hộ gia đình đánh bắt thủy sản theo hướng tận diệt. Tuy nhiên để thật sự có hiệu quả phải nâng cao nhận thực của người dân về nguồn lợi thủy sản, nhìn chung, cá, tôm tự nhiên còn rất ít so với vài chục năm trước và giá cả rất cao, người dân nghèo khó mua được.

Nguồn lợi thủy sản bị khai thác tận diệt và khai thác quá mức sẽ suy giảm, không tái tạo kịp,muốn kết hợp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, giúp người dân hiểu rõ hơn về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

NNVN
Đăng ngày 21/11/2017
Hoàng Vũ - Chí Thiện
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 14:35 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 14:35 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 14:35 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 14:35 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 14:35 07/11/2024
Some text some message..