Đồng thuận cứu các dòng sông

Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông 14/3 cất chung tiếng nói chống lại các dự án phát triển dưới nước mang tính phá hủy, đòi lại sức khỏe, yêu cầu chính sách quản lý công bằng và bền vững cho các dòng sông.

Bảo vệ dòng sông
Bảo vệ môi trường sông cần sự đồng thuận của các địa phương

Việt Nam hiện có 108 LVS với 3.450 sông, suối, tổng lượng trung bình hàng năm khoảng 830 tỷ m3. Từ năm 2006 đến nay, Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường triển khai 7 Chương trình quan trắc nước các LVS theo không gian và thời gian, bao gồm: LVS Nhuệ - Đáy 5 đợt; LVS Cầu 5 đợt; LVS Đồng Nai - Sài Gòn 4 đợt; LVS Mã - Chu 3 đợt; LVS Hồng - Thái Bình 3 đợt; LVS Vu Gia - Thu Bồn 3 đợt và nước các sông vùng Tây Nam Bộ 3 đợt.

Chất lượng môi trường nước các LVS được đánh giá thông qua chỉ số CLN (WQI). Theo kết quả tính toán giá trị WQI các LVS năm 2016 cho thấy, phần lớn chất lượng môi trường nước mặt ở thượng nguồn các LVS còn khá tốt.... Tuy vậy, đã có một số khu vực đầu nguồn có dấu hiệu ô nhiễm tại các thời điểm.

Ô nhiễm và suy thoái tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu, đặc biệt là các đoạn chảy qua khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, nhiều khu vực ô nhiễm ở mức nghiêm trọng như đoạn các sông chảy qua nội thành trên LVS Nhuệ - Đáy, LVS Đồng Nai... chỉ có thể sử dụng được cho mục đích giao thông thủy, tưới tiêu và thậm chí, có đoạn ô nhiễm nặng.

LVS Cầu gồm địa giới 6 tỉnh và một phần Thủ đô Hà Nội. Kết quả quan trắc cho thấy, môi trường nước mặt LVS Cầu ô nhiễm cục bộ, bắt đầu từ đoạn chảy qua thị xã Bắc Cạn về hạ lưu các thông số BOD5, NH4 và TSS đã vượt mức cho phép

Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt.

Trên các sông khác thuộc LVS Cầu, môi trường nước sông Công, sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh) suy giảm, đặc biệt, tại điểm quan trắc Phú Cường, Cầu Huy Ngạc, Cầu Đa Phúc và Cầu Lộc Hà năm 2015, nước sông có thể sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt, năm 2016, nước sông chỉ có thể sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản và các mục đích tương đương khác.

LVS Nhuệ - Đáy bao gồm một phần Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình. Chất lượng nước của nhiều đoạn thuộc LVS Nhuệ - Đáy đã ô nhiễm tới mức báo động, đặc biệt, vào mùa khô, giá trị các thông số BOD5, COD, Colifom... tại các điểm đo đều vượt QCVN 08 của Bộ TN&MT. Môi trường nước trên LVS Nhuệ - sông Đáy tiếp tục ô nhiễm tại nhiều khu vực đi qua khu dân cư, làng nghề, cơ sở sản xuất công nghiệp. Nước sông Nhuệ (đoạn từ đoạn từ cống Liên Mạc đến Đồng Quan) và các sông nội thành vẫn ô nhiễm.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49), bình quân một ngày, LVS Đồng Nai tiếp nhận 480.000 m3 nước thải từ các KCN, KCX, các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, cơ sở y tế..., trong đó, các KCN, KCX xả khoảng 120.000 m3 nước thải/ngày đêm.

Đồng thuận - yếu tố tiên quyết

Các chuyên gia cho rằng, sự đồng thuận giữa các Bộ ngành và địa phương được xem là điều kiện tiên quyết để quản lý, phát triển và sử dụng bền vững TNN trên LVS. Vì vậy, Chính phủ cần quy định  rõ ràng chức năng và nhiệm vụ Ủy ban LVS, để Ủy ban này có “quyền hạn” và “quyền lực” thực sự, đủ mạnh để thực hiện chức năng điều phối LVS hiệu quả.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT đã tiến hành lập các Quy hoạch thành phần liên quan cho cấp LVS. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, KCN thuộc LVS Nhuệ - Đáy đến năm 2030; quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, KCN trên LVS Cầu đến năm 2030; Kế hoạch triển khai 3 Đề án BVMT LVS. Các Quy hoạch BVMT của 3 LVS đến năm 2020, Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, KCN thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên 3 LVS đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hiện nay, Luật BVMT năm 2014 cũng đã quy định rõ nội dung BVMT quy định rõ về kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước LVS; trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến BVMT LVS; quy định các nguồn thải vào LVS phải được quản lý phù hợp với sức chịu tải của sông, chất lượng nước sông và trầm tích phải được theo dõi và đánh giá; BVMT nước LVS phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng nguồn nước sông.

Luật BVMT năm 2014 giao rõ trách nhiệm cho các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, trong đó, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức BVMT nước LVS nội tỉnh, Bộ TN&MT chịu trách nhiệm tổ chức BVMT nước LVS liên tỉnh và sông xuyên biên giới. Bộ TN&MT có trách nhiệm tổng hợp thông tin về chất lượng môi trường nước, trầm tích các LVS, hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án BVMT LVS liên tỉnh.

Đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để các Bộ, ban ngành và địa phương cùng nâng cao trách nhiệm, chung tiếng nói quản lý và bảo vệ LVS, trong đó, có yếu tố về đa dạng sinh học trên các lưu vực.

Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông được thông qua bởi những người tham gia Hội nghị Quốc tế đầu tiền về Con người bị ảnh hưởng bởi các con đập vào tháng 3/1997 tại Curitiba, Brazil. Đại diện từ 20 quốc gia đã quyết định rằng, Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông sẽ diễn ra vào ngày 14/3 - Ngày Brazil hành động chống lại các con đập lớn. Mục tiêu của ngày này là cất chung tiếng nói chống lại các dự án phát triển dưới nước mang tính phá hủy, đòi lại sức khỏe cho các lưu vực sông, và yếu cầu chính sách quản lý công bằng và bền vững cho các dòng sông.

Báo Môi Trường
Đăng ngày 15/03/2017
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 17:20 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 17:20 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 17:20 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:20 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 17:20 23/12/2024
Some text some message..