Động trời ở Tổng cục Thủy sản: 800 loại sản phẩm cấp khống đi đâu?

Liên quan đến vụ cấp khống hơn 800 sản phẩm thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường tại Trung tâm 3K, đến thời điểm này, phía Tổng cục Thủy sản vẫn “né” việc cung cấp danh mục các chất trên. Theo các chuyên gia, sai phạm trên là không thể chấp nhận, và không thể xử lý nội bộ là xong.

tôm càng xanh
Theo các chuyên gia, việc cấp khống hơn 800 sản phẩm trong lĩnh thủy sản sẽ tác động xấu tới ngành thủy sản. Ảnh: Bình Phương.

Chạy mỗi giấy phép 5 triệu đồng, vị chi 4 tỷ

Với hơn 800 sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản được cấp khống cho 72 DN, tính ra, trung bình mỗi DN có hơn 10 sản phẩm “dính vào phụ lục ma”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều DN đã chi tiền, chạy qua đường dây ở Trung tâm 3K của Tổng cục Thủy sản, để sản phẩm được “góp mặt” trong nhiều phụ lục khống.

Đơn cử, như Cty TNHH BZT USA (địa chỉ đăng ký ở 48-50-52 Nguyễn Thế Truyện, phường Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, TPHCM); Cty TNHH Thủy sản An Khang (địa chỉ 61C/24 Phạm Văn Chiêu, phường 14, Q. Gò Vấp, TPHCM); Cty TNHH Vibo (địa chỉ 147 đường Thanh Niên, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TPHCM); Cty TNHH Tiệp Phát (địa chỉ 87 Đào Duy Anh, phường 9, Q. Phú Nhuận, TP.HCM); Cty TNHH Khoa kỹ sinh vật Thăng Long (Lô A05, KCN Đức Hoà 1, xã Đức Hoà Đông, huyện Đức Hòa, Long An)…

Trao đổi với PV, đại diện Cty TNHH Thủy sản An Khang cho biết, công ty này đứng tên nhiều sản phẩm về xử lý môi trường, nhưng không có nhà máy, phải thuê các DN khác gia công. Về việc “mua” chứng nhận để sản phẩm lọt vào danh mục được lưu hành, theo lời đại diện Cty cho hay: “Việc này chúng tôi không rõ, vì thuê một đơn vị khác làm trọn gói. Chúng tôi có nhiều sản phẩm, cái nào bị thu hồi thì thôi, còn lại vẫn sản xuất bình thường”.

Trong khi đó, theo đoàn xác minh của Tổng cục Thủy sản, mỗi sản phẩm được cho vào phụ lục, DN phải chi cho ông Bùi Đức Quý (Giám đốc Trung tâm 3K) khoảng 5 triệu đồng.

Như vậy, với trên 800 sản phẩm, số tiền này có thể lên đến 4 tỷ đồng. Trong khi đó, đại diện Tổng cục Thủy sản cho biết, đã thu hồi trên 1 tỷ đồng bất chính từ vụ việc trên, nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên, theo một nguồn tin, các DN phải mua với giá 7 triệu đồng/sản phẩm.

Không có chuyện xử lý nội bộ là xong

Hơn một năm qua, từ lúc “lệnh” được ban đi, việc thu hồi, xử lý sản phẩm trong “phụ lục ma” ra sao, đến nay Tổng cục Thủy sản còn lúng túng và chưa có con số cụ thể. Vậy, hơn 800 loại sản phẩm đó hiện nay đang ở đâu, ai giám sát?

Về vấn đề trên, ông Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng: “Danh mục ấy cấp cái gì cho 72 DN, cần phải làm rõ đang ở đâu, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bao nhiêu…”.

Sai phạm trên theo ông Dũng “là một vấn đề rất lớn và có hệ thống. Do vậy, việc này không thể chỉ để xử lý nội bộ là xong”. Theo ông Dũng: “Việc ông Bùi Đức Quý cấp khống cho mấy trăm loại sản phẩm cũng là tai hại lớn, nhưng vấn đề là hệ thống quản lý của Tổng cục Thủy sản ra sao, cũng như đã có công an tham gia vào, mà họ vẫn làm được chuyện đó, và chỉ xử lý nội bộ như thế, tôi nghĩ cái đó quan trọng hơn”.

TS Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản (nay nhập vào Bộ NN&PTNT) cho rằng, sai phạm trên là một vấn đề rất lớn và không thể chấp nhận được.

Việc xử lý sản phẩm khống, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản chỉ ra rằng: “Ai là người theo dõi thu hồi, báo cáo kết quả thu hồi thế nào? Việc này, phải yêu cầu các DN phải trình hồ sơ, họ nhập, sản xuất bao nhiêu, bán ra, tồn kho thế nào, các giấy tờ, chứng từ rõ ràng…Các địa phương cũng phải có báo cáo. Không thể công bố thu hồi chung chung là xong, thế là hời hợt, ai làm thì làm, không làm thì thôi”.

Tổng cục Thủy sản: “Không trao đổi thông tin gì nữa đâu”.

Để nắm rõ hơn vụ việc, PV Tiền Phong liên hệ với ông Dương Văn Cường, Chánh Văn phòng Tổng cục Thủy sản- người phát ngôn của Tổng cục này nói “không trao đổi thông tin gì nữa đâu, Tổng cục đang tập trung rất nhiều việc, với nhiều cơ quan khác, chứ không phải truyền thông. Ngay cả văn bản của Phó Thủ tướng, chúng tôi cũng chưa nhận được, cũng mới nghe qua ti vi thôi”.

“Các nhà báo yên tâm là sẽ xử lý nghiêm, không dừng lại ở đó đâu. TTCP sẽ phối hợp với cơ quan liên quan để xử lý vụ việc này, bởi hiện nay người dân đang rất nóng lòng muốn biết tên những doanh nghiệp nào, sản phẩm gì liên quan đến vụ việc này để phòng tránh. Chậm ngày nào có lỗi ngày đó”.

                                                                                                             Phó tổng TTCP

                                                                                                             Ngô Văn Khánh

CafeF/Tienphong, 23/07/2016
Đăng ngày 23/07/2016
Nhóm PV
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:03 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 15:03 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 15:03 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 15:03 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 15:03 29/11/2024
Some text some message..