Động vật phù du trong thức ăn cá

Sáng kiến về ý định tăng cường sử dụng động vật phù du trong thức ăn cá hồi dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành thức ăn thủy sản.

cho cá ăn
Tăng cường Calanus trong thức ăn mang lợi nhiều lợi ích. Ảnh: Innovation News Network

Tìm hiểu về Calanus trong thức ăn cho cá

Calanus finmarchicus (Calanus) là một loài copepod và là một phần của động vật phù du được tìm thấy với số lượng rất lớn ở phía bắc Đại Tây Dương, động vật giáp xác nhỏ này là nguồn tài nguyên có thể tái tạo và được thu hoạch nhiều nhất ở biển Na Uy. Có quá trình sống tự do với vòng đời 1 năm và là nguồn thức ăn chính của hầu hết các đàn cá quan trọng về mặt thương mại ở Bắc Đại Tây Dương. Chủ yếu ăn các dạng thực vật phù du khác nhau. Điều này bao gồm tảo cát, tảo hai lá, các loài liên kết và các sinh vật biển quang hợp khác.

Calanus finmarchicus
Calanus finmarchicus (Calanus). Ảnh: Michael Bok, Flickr

Chúng có khả năng sống sót trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Về độ sâu, C. finmarchicus có thể được tìm thấy sống ở bất cứ đâu từ bề mặt đại dương xuống độ sâu khoảng 4.000 mét (13.000 ft). Nó cũng có thể sống ở vùng nước lạnh đến −2°C và ấm tới 22°C. Chủ yếu ăn các dạng thực vật phù du khác nhau. Điều này bao gồm tảo cát, tảo hai lá, các loài liên kết và các sinh vật biển quang hợp khác.

Sản lượng sinh khối hàng năm của loài động vật phù du này và các loài liên quan chặt chẽ ở Biển Na Uy và các đại dương lân cận nằm trong khoảng 200-400 triệu tấn. Do kích thước thuận lợi 2-4 mm của sinh vật này lúc trưởng thành và có thành phần chính là protein và lipid, Calanus finmarchicus là nguồn thức ăn tự nhiên tối ưu cho giai đoạn đầu phát triển ấu trùng của cá biển và tôm. 

Triển khai dự án

Người nuôi cá hồi đầu tiên sử dụng loại thức ăn thương mại có chứa Calanus – là người điều hành của Andforf Salmon cho biết rằng, tham vọng của họ là phát triển cơ sở nuôi trồng thủy sản bền vững và thân thiện với cá nhất thế giới. Hiện công ty đã phát hành nhóm cá hồi cho trứng đầu tiên vào cơ sở sản xuất dòng chảy trên đất liền vào cuối tháng 6 gần đây. Từ khi tiến hành dự án, tỷ lệ chết của cá đã giảm đi rất nhiều và khẳng định đây sẽ là một khởi đầu đầy hứa hẹn.

trại nuôi cá hồi
Thức ăn có chứa Calanus góp phần phát triển nuôi cá hồi bền vững. Ảnh: DaveAlan, iStock

Vào tháng 2 năm nay, Andfjord Salmon đã yêu cầu phát triển một loại thức ăn được thiết kế riêng theo công nghệ dòng chảy của họ để đảm bảo chất lượng nguồn nước, xem xét đến lợi ích và điều kiện tăng trưởng tối ưu của cá. Đây là thức ăn cho cá hồi đầu tiên sử dụng động vật phù du Calanus finmarchicus làm nguyên liệu. Loại thức ăn này cũng chứa một phần dầu tảo để thay thế cho dầu cá biển. Loài động vật phù du này được xem là con mồi trong tự nhiên có những thích nghi về mặt sinh học để cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho cá. Thêm vào đó, sản phẩm thủy phân được làm từ Calanus do Zooca (Calanus AS) tạo ra có trong thức ăn sẽ có ích trong việc hỗ trợ kích thích sự thèm ăn của cá trong quá trình chuyển sang môi trường nước biển.

Triển vọng trong tương lai

Na Uy đã nghiên cứu việc sử dụng nguồn tài nguyên khổng lồ này và đã phát triển một chuỗi giá trị công nghiệp hoàn toàn mới cùng với các kỹ thuật xử lý được cải tiến để đảm bảo độ tươi ngon cho nguyên liệu sống với tỷ lệ bù trừ thấp và khẳng định đây sẽ là một khởi đầu đầy hứa hẹn.

Calanus
Calanus là nguồn tài nguyên khổng lồ của Na Uy. Ảnh: SAMS

Trong hơn 20 năm qua, họ đã nghiên cứu, học tập và phát triển công nghệ để thu hoạch và chế biến nhằm mục đích tạo ra sự bền vững trên loài động vật phù du này, một trong những loài động vật có số lượng nhiều nhất trên hành tinh với lượng sinh sản hàng năm khoảng 300 triệu tấn. Calanus là loài có nguồn lợi lớn nhất của Na Uy, đồng thời là tài nguyên biển có thể khai thác và tái tạo. Ngày nay, công ty chỉ thu hoạch khoảng 0,0005% tổng sản lượng hàng năm.

Bằng cách khai thác bền vững các chất dinh dưỡng có hiệu suất và chất lượng cao từ Calanus finmarchicus, cho thấy chúng có tiềm năng lớn trong việc cải thiện các vấn đề về mặt sức khỏe của con người một cách lâu dài và đảm bảo nguồn dinh dưỡng cao cấp cho động vật trên toàn cầu. 

Đăng ngày 12/08/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Nguyên liệu

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 16:56 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 16:56 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 16:56 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 16:56 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 16:56 16/11/2024
Some text some message..