Dự án chế tạo robot tiêu diệt cá mao tiên(Lionfish)

Với hơn một triệu cá thể xâm nhập vào các vùng biển phía đông và phía nam của Bắc Mỹ, cá Mao Tiên là thảm hoạ môi trường biển, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái từ Massachusetts đến Mexico. Hiện nay, các robot trong Dịch vụ Môi trường (RISE) đang làm việc với các đối tác để phát triển robot tiêu diệt cá mao tiên.

Dự án chế tạo robot tiêu diệt cá mao tiên(Lionfish)
Robot tiêu diệt cá mao tiên(Lionfish)

Theo NOAA, cá mao tiên là một hiểm họa lớn của môi trường biển. Đây là loài cá bản địa đến từ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, các loài xâm lấn chưa được biết đến ở vùng biển nước Mỹ cho đến cách đây khoảng 25 năm.

Dự án chế tạo robot tiêu diệt cá mao tiên(Lionfish)

Cá mao tiên giờ đã lan rộng đến tận Phía Bắc như New England và về phía Nam như Venezuela.  Chúng là những kẻ săn mồi mà không có kẻ thù tự nhiên, đây là một loài cá háu ăn và có chu kỳ sinh sản nhanh, con cái đẻ trứng 30.000 quả mỗi 4-5 ngày. Tồi tệ hơn, cá bản địa không phân biệt được chúng, do đó cá mao tiên chỉ việc bơi lên và ăn bất kỳ những con cá nào mà chúng muốn.

Kết quả sự phát triển loài này làm giảm đi 64% dân số quần thể trong rạn san hô mỗi năm, Cá mao tiên không phải loài lớn nhưng chúng có thể loại bỏ các loài cá nhỏ, các loài cá con của loài có giá trị thương mại như cá mú, cá chỉ vàng và quẩn thể động vật ăn cỏ ảnh hưởng đến sự sống của rạn san hô.

Dự án chế tạo robot tiêu diệt cá mao tiên(Lionfish)

Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng ở Hoa Kỳ và các nơi khác đã có những biện pháp tích cực chống lại cá mao tiên. Một trong những thành công lớn nhất là khuyến khích các thợ lặn giải trí đi săn cá với giải thưởng khi bắt được con cá lớn nhất. Các nhà hàng lớn cũng đem loài cá này vào thực đơn của họ vì thịt của chúng rất ngon.

Tuy nhiên số lượng loài cá này là rất lớn, để giúp đỡ việc săn bắn, RISE đã tham gia nghiên cứu để thử nghiệm một robot dưới nước ở Bermuda, được thiết kế để săn lùng và giết chết cá mao tiên bằng cách sử dụng một chiếc càng robot gây sốc điện.

Vì sao phải cần robot để bắt cá mao tiên?

Dự án chế tạo robot tiêu diệt cá mao tiên(Lionfish)

Vì thợ lặn giải trí chỉ lặn sâu từ 50 đến 80 ft (15 đến 25 m), khi thợ săn muốn xuống sâu hơn thì chi phí sẽ tốn kém hơn và cần kỹ thuật rất cao. Trong khi đó, quần thể cá mao tiêm sống sâu trong đáy biển và loài cá này phân bố rộng trong đáy biển do đó, không đủ thợ lặn để bắt chúng.

Mẫu robot đầu tiên thử nghiệm sẽ được điều khiển từ xa, khi robot phát hiện con mồi sẽ phóng điện làm cá bị sốc sau đó có một máy bơm tạo ra luồng nước hút xác chết vào lồng.

Mục tiêu của các nhà khoa học là nghiên cứu thiết bị phù hợp và không quá mắc để bán cho những ai muốn săn bắt loài cá này để tiêu thụ bởi vì cách tốt nhất để tiêu diệt một loài là tiêu thụ chúng.

Theo RISE
Đăng ngày 21/04/2017
LỆ THỦY Lược dịch
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 05:52 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 05:52 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 05:52 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 05:52 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 05:52 18/02/2025
Some text some message..