Dự án Khu bảo tồn biển Lý Sơn: Cho ngư dân vay ưu đãi đóng tàu công suất lớn

Nhằm bảo tồn, phát triển hệ sinh thái biển, bảo vệ tốt môi trường biển và nguồn lợi hải sản đang dần cạn kiệt, vào giữa tháng 2.2017, UBND tỉnh Quảng Ngãi có quyết định thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn cũng sẽ là điểm nhấn để phát triển du lịch, tạo điều kiện cho người dân huyện đảo Lý Sơn được hưởng lợi từ các dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đó, dự án trên lại ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của gần 700 hộ dân sống trên đảo.

Cho ngư dân vay ưu đãi đóng tàu công suất lớn
Dự án Khu bảo tồn sinh thái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gần 700 ngư dân sống bằng nghề đánh bắt gần bờ. Ảnh: T.H

Huyện đảo Lý Sơn nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh quan trọng trên biển và đất liền của cả khu vực miền Trung. Diện tích tự nhiên hơn 10km2 gồm có 3 xã An Vĩnh, An Hải và An Bình với tổng dân số 4.000 hộ dân với khoảng 22.000 người. Trong đó, 40% dân số Lý Sơn sinh sống chủ yếu nghề đánh bắt thủy sản.

Giữa tháng 2.2017, UBND tỉnh Quảng Ngãi có quyết định thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn, nằm trong quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 8.000ha, trong đó có hơn 7.000ha mặt nước biển. Khu bảo tồn được chia thành 3 vùng chức năng (vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái, vùng phát triển) và vành đai bảo vệ.

Tuy nhiên theo tính toán, nếu triển khai dự án trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của gần 700 ngư dân ở huyện Lý Sơn chuyên đánh bắt gần bờ. Ngư dân Nguyễn Tấn Thành - trú thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn - cho biết, nguồn sống của gia đình phụ thuộc chủ yếu vào nguồn đánh bắt hải sản ven bờ. Từ tháng 1 - 6, anh Thành thường lặn bắt ốc cừ hoặc bắn cá ở ven bờ, mỗi đêm thu nhập từ 500 - 600 nghìn đồng, đủ để nuôi vợ và 3 người con ăn học. “Nếu bị cấm khai thác ven bờ thì cả gia đình không biết sống sao. Mấy người có tàu công suất lớn thường đi đánh bắt xa. Còn như tôi do không có vốn để đóng tàu thì phải đánh bắt ở gần bờ” - ngư dân Thành buồn bã. Ngư dân Võ Minh Sơn - trú thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn - khẳng định, nếu được chính quyền địa phương hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi thì ông sẽ đóng con tàu công suất lớn để vươn khơi. Được biết, hơn 10 năm nay, nguồn thu chủ yếu của gia đình ông Sơn chủ yếu từ nghề câu mực ở gần bờ, mỗi đêm thu nhập gần 1 triệu đồng.

Theo bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, việc thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn với mục đích bảo tồn, phát triển hệ sinh thái biển, bảo vệ tốt môi trường biển và nguồn lợi hải sản. Khu bảo tồn cũng sẽ là điểm nhấn để phát triển du lịch, tạo điều kiện cho người dân Lý Sơn được hưởng lợi từ các dịch vụ du lịch. Nhưng nếu triển khai dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gần 700 ngư dân sống bằng nghề đánh bắt gần bờ. Do đó huyện đang nghiên cứu, lên phương án chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế cho số ngư dân bị ảnh hưởng, như đề xuất có cơ chế cho họ vay vốn ưu đãi để đóng tàu có công suất lớn hơn. Những trường hợp ngư dân khai thác bằng các dụng cụ thô sơ như: Lặn bắt hải sản, hái rong biển, câu mực... sẽ có chính sách đào tạo nghề phù hợp. Ví dụ như cho ngư dân làm hướng dẫn viên du lịch, dịch vụ, xe ôm, hoặc hướng dẫn cho khách du lịch đi lặn biển...

“Sắp tới đây, chính quyền địa phương sẽ tiến hành đối thoại, gặp gỡ để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của gần 700 ngư dân bị ảnh hưởng. Đồng thời tiến hành nghiên cứu các phương án hỗ trợ người dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân cũng như trong cán bộ, đảng viên. Nâng cao nhận thức điều kiện tốt nhất cho hoạt động của khu bảo tồn biển” - bà Hương cho hay.

Báo Lao Động
Đăng ngày 20/04/2017
Trần Hóa
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 23:31 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 23:31 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 23:31 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:31 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 23:31 02/12/2024
Some text some message..