Dự án nuôi trồng thủy sản gần 12 tỷ đồng bỏ hoang hơn 10 năm

Với mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn thay cấy lúa, một dự án nuôi trồng thủy sản tập trung thâm canh đã được đầu tư xây dựng với cơ sở hạ tầng gần 12 tỷ đồng. Nhưng sau hơn 10 năm, dự án này vẫn dở dang và đang bỏ hoang.

Dự án nuôi trồng thủy sản gần 12 tỷ đồng bỏ hoang hơn 10 năm
Những máy móc nằm trong trạm bơm hao mòn theo thời gian

Nhằm tạo hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất trũng cấy lúa kém hiệu quả, dự án nuôi trồng thủy sản tập trung thâm canh xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam được đầu tư phê duyệt với mục tiêu nuôi trồng thủy sản nước ngọt nhằm cho giá trị kinh tế cao hơn. Dự án này có tổng diện tích 73,14 ha. Trên diện tích của dự án xây dựng 61 ao nuôi, còn lại là hạ tầng đường giao thông, kênh mương... Tổng nguồn vốn đầu tư dự án gần 22 tỷ đồng.


Việc triển khai dự án bắt đầu từ năm 2006 đến năm 2011 thì nhiều hạng mục của dự án này được đầu tư xây dựng hoàn thành như: Trạm bơm Đức Lý, cùng các hạng mục đi kèm.

Việc triển khai dự án bắt đầu từ năm 2006 đến năm 2011 thì nhiều hạng mục của dự án này được đầu tư xây dựng hoàn thành như: Trạm bơm Đức Lý, trạm điện, đường dây điện hạ thế dọc các trục đường; tuyến kênh kiên cố chính...


Trạm điện dựng xong rồi để đấy

Toàn bộ các hạng mục xây dựng trong dự án này thuộc phần kinh phí hỗ trợ của Nhà nước và đều đã hoàn thành từ năm 2011, với tổng nguồn vốn thực hiện gần 12 tỷ đồng (không sử dụng đến nguồn vốn dự phòng).

Tuy nhiên, sau khi bỏ tiền đầu tư xây dựng, đến nay sau gần 10 năm dự án này vẫn chưa hoàn thành, đầu tư dang dở, các công trình hoàn thành không được sử dụng đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng.

Theo một số người dân ở thôn Tế Xuyên, xã Đức Lý, nơi đặt trạm bơm Đức Lý từ khi xây dựng đến nay, trạm bơm này chỉ chạy thử được mấy giờ đồng hồ, còn lại cửa đóng, then cài.


Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho dự án nhưng khi dự án "chết yểu" toàn bộ cơ sở hạ tầng cũng xuống cấp. Các kênh nổi dẫn nước chỗ thì hư hỏng, chỗ thì sụt lún xuống cấp trầm trọng.

Ông Lê Văn Cộng, thôn Tế Xuyên, cho biết: “Sau khi xây dựng gần 10 năm nay, trạm bơm này chỉ chạy thử, sau đó khóa cửa cho đến nay. Trạm điện được xây dựng gần trạm bơm cũng bị bỏ không, phần lớn các cột điện đều bị đổ do bão... các kênh nổi dẫn nước chỗ thì hư hỏng, chỗ thì sụt lún xuống cấp trầm trọng…”.

Từ chỗ là một dự án với nhiều kỳ vọng, người dân, chính quyền địa phương hồ hởi đón nhận, nhưng đến nay dự án này chỉ “nằm không”, càng ngày càng xuống cấp. Sau khoảng 7 năm từ khi hoàn thành xây dựng xong hạ tầng (phần vốn Nhà nước hỗ trợ) nhưng vùng quy hoạch vẫn là ruộng cấy lúa theo nguyên trạng trước đây của người dân, chỉ có một số diện tích ao nuôi trước đó vẫn đang được người dân thả cá, nuôi vịt.

Đến nay khu nuôi trồng thủy sản này đã bị loại bỏ ra ngoài vùng quy hoạch thủy sản của tỉnh Hà Nam. Những ý tưởng, mục tiêu của dự án này dần dần chìm vào quên lãng!

Theo ông Lương Văn Tuyên, Chánh văn phòng UBND huyện Lý Nhân cho biết, dự án này do Sở NN&PTNN làm chủ đầu tư và quản lý, sau đấy bàn giao lại cho phía xã Đức Lý.

Để tìm hiểu rõ vấn đề trên, PV đã liên hệ với Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam, ông Đặng Phan Sơn, Chánh văn phòng Sở NN&PTNT cho biết: “Về dự án này phía Giám đốc sở đã giải trình với cử tri và HĐND tỉnh Hà Nam. Nhưng để biết cụ thể thì phải làm việc với lãnh đạo Sở, hiện nay do lãnh đạo đang bận việc nên tôi sẽ báo cáo với Giám đốc Sở và liên hệ với cơ quan báo chí sau”.


Đến nay Khu nuôi trồng thủy sản này đã bị loại bỏ ra ngoài vùng quy hoạch thủy sản của tỉnh Hà Nam.

Theo tìm hiểu của PV, nguyên nhân dẫn đến dự án này bị bỏ dở vì gặp khó khăn về nguồn vốn đối ứng của xã, do chính quyền cơ sở không tìm được nguồn vốn để xây dựng phần hạ tầng nội đồng theo cam kết khi thực hiện dự án. Còn về phía người dân, theo thống nhất ban đầu các hộ sẽ dồn đổi ruộng đất và cho thuê ruộng để các hộ có nhu cầu đào ao nuôi cá theo đúng quy chuẩn của dự án, nhưng đến khi thực hiện lại không tìm được tiếng nói chung. Do vậy, đã không thực hiện được đúng quy hoạch, nhất là với việc đào đắp diện tích ao nuôi.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 22/10/2018
Đức Văn
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 17:40 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 17:40 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 17:40 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 17:40 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 17:40 18/11/2024
Some text some message..