Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
Mưu sinh trong mùa lũ. Ảnh: báo Người Lao Động

Theo dự báo của cơ quan chức năng, năm nay nước lũ ở ĐBSCL sẽ đạt đỉnh vào khoảng nửa cuối tháng 10 và ở mức cao hơn năm 2021, nhưng ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 0,2 - 0,4m.

Theo Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, diễn biến dòng chảy mùa khô năm 2022 về ĐBSCL tăng đáng kể so với các năm gần đây. Tổng lưu lượng đến ĐBSCL qua 2 trạm Tân Châu và Châu Đốc (sông Hậu) trong mùa lũ năm 2022 có thể sẽ đạt tới 33.000 m3/s và nước lũ sẽ đạt đỉnh vào khoảng nửa cuối tháng 10 với mực nước đỉnh lũ có khả năng nằm trong khoảng giữa báo động cấp I và cấp II.

Mưu sinh trong mùa lũ, người dân các huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang, Đồng Tháp - những nông dân sống bằng nghề đánh bắt đã chuẩn bị sẵn ngư cụ và chờ con nước tràn đồng ngay từ cuối tháng 8 để đánh bắt sản vật thiên nhiên theo mùa nước về. Những hộ dân không canh tác lúa vụ 3 thì xả nước vào ruộng và thực hiện mô hình sinh kế mùa nước, như nuôi cá lóc trong ruộng lúa, nuôi tôm càng xanh và nhiều mô hình sinh kế khác.

Tại huyện An Phú, địa phương đầu nguồn của tỉnh An Giang, nước ở đầu nguồn đã đổ về. Theo người dân, mặc dù mức nước không cao nhưng một số cánh đồng vùng trũng, gần sông nước vào đồng ruộng đã ghi nhận mức nước lên còn lớn hơn năm ngoái. Đây cũng là dịp người dân tập trung khai thác thủy sản.

Người dân xã Phú Hội (huyện An Phú, tỉnh An Giang), những người chuyên sống bằng nghề chài, lưới và thu mua sản vật mùa nước cho biết năm nay nước sớm hơn năm trước, cá năm nay so với năm ngoái có nhiều hơn.

Còn theo ông Võ Thành Ngoan - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp mực nước lũ tại trạm Tân Châu (An Giang) sẽ đạt đỉnh vào khoảng nửa cuối tháng 10/2022, với đỉnh lũ có khả năng sẽ nằm trong khoảng giữa báo động cấp I và cấp II. Vì vậy, đỉnh lũ khu vực nội Đồng Tháp Mười ở mức báo động cấp I - II.

Riêng tại Đồng Tháp, mực nước dự báo cao hơn cùng kỳ năm 2021 khoảng từ 0,1 - 0,4m. Mực nước tăng không chỉ mang lại nguồn lợi thủy sản cho người dân mà còn giúp phát triển các mô hình sinh kế để đem lại hiệu quả kinh tế như mô hình lúa tôm, lúa cá…

"Nếu đúng như nhận định thì có thể nói năm nay là một năm lũ đẹp, lớn hơn so với năm ngoái và người dân có thể tận dụng mùa lũ để phát huy giá trị vốn có của nó. Trong mấy năm gần đây, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân áp dụng các mô hình sinh kế trong mùa lũ, chính cơn lũ này là điều kiện để tăng lên hiệu quả của các mô hình này. Cụ thể như các mô hình làm lúa kết hợp nuôi cá, làm lúa kết hợp với nuôi, trữ cá tự nhiên, đặc biệt là các huyện ở đầu nguồn như huyện Hồng Ngự, thành phố Hồng Ngự cũng đang ứng dụng các mô hình rất là hay" - ông Ngoan nói.

Báo Đại Đoàn Kết
Đăng ngày 20/09/2022
Minh Thủy
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:51 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 10:51 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 10:51 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 10:51 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:51 28/01/2025
Some text some message..