Đưa cá cơm xuất ngoại

Nghề đánh bắt cá cơm đã có từ lâu tại Cà Mau. Tại các cơ sở sơ chế biến cá cơm lớn ở thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) vào chính vụ thu hoạch đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Nếu như trước đây, bà con chỉ phơi khô tiêu thụ nội địa thì mấy năm gần đây cá cơm đã được sản xuất theo một quy trình khá cơ bản để xuất khẩu đi nhiều nước.

Đưa cá cơm xuất ngoại
Cá cơm sau khi chế biến được đóng thùng xuất ngoại

Người dân miền biển Cà Mau đánh bắt cá cơm quanh năm. Tuy nhiên, chính vụ đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thường vào những tháng mùa khô.


Vài năm trở lại đây, thị trấn Sông Đốc (nơi có cảng biển lớn nhất ĐBSCL) đã hình thành một số doanh nghiệp chuyên chế biến cá cơm xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài, cá cơm được sơ chế theo một quy trình khá bài bản.


Tàu của các cơ sở chế biến ra tận nơi đánh bắt thu mua, sau đó đưa vào đất liền để sơ chế. Ngoài ra, còn có những người chuyên làm nghề thu mua sau đó vào bán lại cho các cơ sở chế biến trong bờ. 

cá cơm, chế biến cá cơm, cá cơm Cà Mau, thủy sản, đánh bắt

Sau khi được rửa sạch, cá cơm được đưa vào luộc trong nước muối bằng lò đốt công suất lớn. Chỉ cần 2 phút để hoàn tất công đoạn này.

cá cơm, chế biến cá cơm, cá cơm Cà Mau, thủy sản, đánh bắt

Sau đó, cá cơm được đưa đi phơi. Nếu nắng tốt, chỉ khoảng 2 giờ là cá khô và được đưa vào khu phân loại.

Trong bước phân loại “những thợ nghề” trước hết bỏ đi những con cá tạp, rồi mới phân cá cơm thành các cỡ lớn nhỏ khác nhau.

Sau đó, cá cơm được đóng thùng để đưa đi xuất khẩu. Thường mỗi thùng được đóng với trọng lượng 5 kg hoặc 10 kg tùy yêu cầu của khách hàng.

cá cơm, chế biến cá cơm, cá cơm Cà Mau, thủy sản, đánh bắt

Cá cơm Cà Mau sau khi sơ chế được xuất khẩu phổ biến đi Hàn Quốc, Đài Loan...

Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến cá cơm góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi miền biển. Có những cơ sở thu hút hằng trăm lao động mỗi ngày.

cá cơm, chế biến cá cơm, cá cơm Cà Mau, thủy sản, đánh bắt

Tuy phải phơi nắng vất vả nhưng mỗi ngày làm thuê, các chị em có thể kiếm được từ 150.000 - 200.000 đồng (làm ăn theo sản phẩm).

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 02/05/2019
Hiếu Nghĩa
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 06:55 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 06:55 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:55 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 06:55 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:55 17/04/2024