Đức chuyển giao cá cóc có chân để Việt Nam nhân giống bảo tồn

Tám cá thể cá cóc Việt Nam - loài cá “có chân” với hình thù kỳ lạ vừa được Vườn thú Cologne (CHLB Đức) bàn giao cho Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) để nhân nuôi bảo tồn. Đây là một trong những nỗ lực nhằm khôi phục quần thể cá cóc quý hiếm, chỉ có ở Việt Nam.

Cá cóc
Loài cá cóc quý hiếm chỉ có ở Việt Nam.

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết, 8 cá thể cá cóc đã được vận chuyển đến sân bay Nội Bài. Sau khi làm các thủ tục với cơ quan chức năng của Việt Nam, những cá thể này đã được chuyển đến Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) để nuôi cách ly và tạo nguồn con giống phục vụ nhân nuôi bảo tồn.

Cá cóc Việt Nam (tên khoa học là Tylototriton vietnamensis) được phát hiện vào năm 2005 với mẫu chuẩn thu thập ở vùng Đông bắc Việt Nam. Đây là một loài lưỡng cư quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam. Loài này đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do sinh cảnh sống bị thu hẹp, suy thoái và bị khai thác quá mức để làm sinh vật cảnh.


Các nhà nghiên cứu của Vườn thú Cologne đóng gói cá cóc để chuyển giao cho phía Việt Nam qua đường hàng không. 

Từ năm 2008, Vườn thú Cologne (CHLB Đức) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật hợp tác nghiên cứu và bảo tồn loài động vật này. Các chương trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, quan hệ di truyền và đánh giá hiện trạng quần thể được thực hiện tại một số tỉnh ở Đông Bắc bộ, nơi sinh sống của loài cá cóc quý hiếm này.

Kết quả nghiên cứu đã giúp xây dựng hồ sơ đưa loài Cá cóc Việt Nam vào Danh lục Đỏ IUCN (năm 2016), bậc nguy cấp, Phụ lục II CITES (năm 2019) và Nghị định của Chính phủ (năm 2019), nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn loài.

Chương trình bảo tồn tại chỗ và tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương cũng được triển khai ở một số khu bảo tồn như Tây Yên Tử (Bắc Giang), Rừng Quốc gia Yên Tử và Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng (Quảng Ninh).

Tiền Phong
Đăng ngày 19/11/2019
Nguyễn Hoài
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 22:02 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 22:02 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 22:02 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 22:02 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 22:02 16/02/2025
Some text some message..