Dùng cỏ chửa (rau trai, cỏ chân vịt) làm thức ăn cho cá trắm cỏ

Về mặt kinh tế, việc trồng cỏ chửa trước khi thả nuôi cá trắm cỏ đã giảm chi phí thức ăn xuống 3,44 lần so với khi cho cá ăn thức ăn công nghiệp.

rau trai
Cỏ chửa giúp tăng năng suất nuôi cá trắm cỏ. Ảnh: leoleobobeo

Nuôi cá là một nghề cung cấp phần lớn nhu cầu sử dụng cá trên toàn cầu. Trong nhiều yếu tố, chi phí thức ăn là một yếu tố quan trọng đối với tính bền vững của nghề nuôi cá. Thức ăn cho cá chiếm tới 50-70% tổng chi phí sản xuất, phụ thuộc nhiều vào hệ thống nuôi và cường độ cho ăn. Không những vậy, giá thức ăn công nghiệp và chi phí vận chuyển lại ngày càng tăng cao là những cảnh báo lớn trong nuôi trồng. Việc bổ sung các thành phần từ thực vật vào chế độ ăn cho cá đang được sử dụng như một phương pháp tối ưu, nhằm nâng cao năng xuất và giảm chi phí thức ăn cho từng vụ nuôi.

Cỏ chửa và cá trắm cỏ

Cỏ chửa (cỏ chân vịt) là một loài cỏ dại đặc biệt, mọc quanh năm ở các đầm lầy, kênh rạch. Đây là một loài cỏ nổi, thân thảo, có rễ bám chặt vào lớp đất đáy, thân xốp và có nhiều rễ chùm mảnh trên các đốt thân. Loại cỏ này mọc phổ biến nhiều nơi ở khu vực Châu Á. Chúng phát triển theo độ cao của mực nước trong ao. Đây là loại cỏ ưa thích của một số loài cá, đặc biệt là cá trắm cỏ. 

Các vùng nước nơi cỏ mọc có thể được sử dụng tốt để nuôi cá, đồng thời cỏ từ vô ích sẽ trở thành thức ăn hữu ích cho cá. Cá trắm cỏ là một loài dễ nuôi, có kích thước lớn, lại “tốt tính” vì không cạnh tranh về thức ăn với các loài khác. Cá trắm cỏ có thể tiêu thụ một lượng lớn thực vật thủy sinh trong ao nuôi mà không cần bổ sung thêm thức ăn công nghiệp. Ở Châu Á, loài này được nuôi làm thực phẩm, nhưng ở Châu Âu chúng lại được nuôi với mục đích kiểm soát cỏ dại dưới nước. Sản lượng cá trắm cỏ hằng năm trên toàn cầu là hơn 5 triệu tấn. Do giá thức ăn ngày một tăng cao, nên việc sử dụng cỏ làm thức ăn cho cá trắm cỏ ở các nước Châu Á trở thành một vấn đề cấp thiết. Vậy cho cá ăn cỏ sẽ có những lợi ích gì?

Rau trai mọc tự nhiên ở nhiều nơi. Ảnh: Lê Khải Art.

Cho cá trắm cỏ ăn cỏ chửa

Các chuyên gia đã trồng cỏ chửa để cỏ phát triển trước, rồi thả giống cá trắm cỏ vào ao. Sau một thời gian, tiến hành thu hoạch rồi theo dõi sức khỏe và các thông số môi trường nước. Kết quả sau khi kiểm tra cho thấy rằng tất cả các thông số chất lượng nước đều nằm trong giới hạn cho phép đối với cá. Tổng sản lượng cá thu hoạch được cao hơn, cân nặng cũng tăng và tỷ lệ sống sót g nhiều hơn so với cá nuôi ăn thức ăn công nghiệp.

Cá trắm cỏ nuôi trong ao có trồng cỏ chửa cho thấy tốc độ tăng trưởng vượt trội. Có thể giải thích tốc độ tăng trưởng của cá tăng cao là do chúng lập tức ăn được cỏ khi có nhu cầu. Do đó, việc trồng cỏ cho chúng phát triển trước khi thả cá là một điều rất quan trọng, thúc đẩy năng suất nuôi cá. Khi đã được làm khô, cỏ chửa bao gồm 13,11 ± 0,14% protein thô và 29,11 ± 0,19% carbohydrate. Một lượng lớn carbohydrate chứa trong cỏ có thể được sử dụng để kích thích sự tiết kiệm protein. Cá trắm cỏ thích ăn những loài thực vật thủy sinh mềm, tảo dạng sợi hay bèo và chúng sẽ ăn tất cả các bộ phận của loài thực vật mà chúng ưa thích. Các loại cỏ dại thủy sinh, lá, thân, hạt và chiết xuất từ hạt này chứa một lượng lớn protein, axit amin và axit béo khác nhau. Đây cũng là một nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của cá trắm cỏ.

cá trắm cỏ
Cho ăn cỏ chửa giúp tăng năng suất nuôi cá trắm cỏ. Ảnh: Kloubec Fisheries.

Về mặt kinh tế, việc trồng cỏ chửa trước khi thả nuôi cá trắm cỏ đã giảm chi phí thức ăn xuống 3,44 lần, làm giảm tổng chi phí sản xuất 2,95 lần. Phương pháp này đạt lợi ích kinh tế  3,32 lần so với khi nuôi và cho cá ăn thức ăn công nghiệp. Việc sử dụng các loại thực vật giàu protein địa phương, rẻ tiền làm thức ăn cho thấy đã giảm đáng kể chi phí sản xuất cá và nâng cao lợi nhuận cho người nuôi.

Cỏ chửa mọc tự nhiên ở các vùng nước mà không cần trồng, chúng chứa sẵn một làm lượng protein và carbohydrate mong muốn. Cá trắm cỏ lại rất ưa thích loại cỏ này nên chúng có thể sử dụng làm thức ăn trực tiếp, giúp nâng cao năng suất và tốc độ tăng trưởng. Người nuôi cá trắm cỏ hoàn toàn có thể phát triển hệ thống này để đạt được lợi ích kinh tế lớn hơn. Các thành phần trong thức ăn tự nhiên này của cá cũng đã được chứng minh là không ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng và lượng thức ăn mà cá hấp thu được.

Đăng ngày 27/07/2021
Hà Tử @ha-tu
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 05:34 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 05:34 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 05:34 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 05:34 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 05:34 16/11/2024
Some text some message..