Dùng Ozone kiểm soát nấm, vi khuẩn trên trứng và ấu trùng cua biển

Nghiên cứu cho thấy ozone có khả năng kiểm soát tốt bệnh nấm, vi khuẩn và kí sinh mà không ảnh hưởng đến chất lượng trứng và ấu trùng cua biển.

Cua biển.
Cua biển.

Cua biển (Scylla paramamosain) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Do tăng trưởng nhanh, có kích thước lớn và dễ dàng bảo quản sau khi thu hoạch nên cua biển được xem như đối tượng thay thế tôm ở vùng ven biển khi cần thiết.Trong những năm gần đây, diện tích nuôi cua biển ngày càng tăng dẫn đến nguồn cua giống tự nhiên giảm mạnh vì hoạt động khai thác con giống phục vụ cho nghề nuôi thương phẩm. 

Hiện nay, nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và ở Việt Nam nói chung chủ yếu từ sinh sản nhân tạo. Tuy nhiên, việc sản xuất giống hiện nay với tỷ lệ sống còn tương đối thấp và chưa ổn định vì nhiều nguyên nhân như nhiễm nấm, nguyên sinh động vật , vi khuẩn từ cua mẹ và môi trường và chất lượng nước trong quá trình ấp trứng.

Gần đây, ozone được sử dụng nhiều trong nuôi trồng thủy sản vì hiệu quả sát trùng cao đối với các sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm và nguyên sinh động vật.

Nghiên cứu được tiến hành bao gồm bốn nghiệm thức thí nghiệm với tần suất xử lý ozon khác nhau gồm: (i) đối chứng (xử lý iodine), (ii) xử lý ozone 1 ngày/lần, (iii) xử lý ozone 2 ngày/lần và (iv) xử lý ozone 3 ngày/lần.

Kết quả cho thấy xử lý ozone không ảnh hưởng đến sinh sản của cua: sức sinh sản tương đối của cua giữa các nghiệm thức dao động trong khoảng 7,62x103– 10,50x103 trứng/g cua mẹ. Tỷ lệ thụ tinh dao động từ 94,2 – 97,0% và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nghiệm thức.

Tỷ lệ trứng cua thải ít nhất (21,6%) ở nghiệm thức xử lí iodine, kế đến là nghiệm thức xử lý ozone 1 ngày/lần (26,0% )và cao nhất (31,7%) ở nghiệm thức xử lý ozone với tần suất 3 ngày/lần. Sự khác biệt này là do trứng bị nhiễm ký sinh trùng và nấm do tần suất xử lý ozone thưa hơn nên trứng bị đào thải dần trong suốt quá trình ấp.

Tỷ lệ nở ở nghiệm thức xử lý iodine (62,3%) không khác biệt so với nghiệm thức xử lý ozone 1 ngày/lần (57,4%)  nhưng khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức xử lý ozone 2 ngày/lần (32,2%) và 3 ngày/lần (15,5%).

Sau 11 ngày ấp, tỷ lệ trứng nhiễm ký sinh trùng thấp nhất ở nghiệm thức xử lý ozone với tần suất 1 ngày/lần (8,45%) và không khác biệt với nghiệm thức xử lý iodine (9,05%), nhưng khác biệt với nghiệm thức xử lý ozone 2 ngày/lần (15,22%) và 3 ngày/lần (16,45%). Tỷ lệ trứng nhiễm nấm cũng cao nhất ở nghiệm thức xử lý ozone 3 ngày/lần (6,67%).

Mật độ vi khuẩn cao nhất ở nghiệm thức xử lý iodine (1,35 x 104 cfu/mL) cao hơn so với  nghiệm thức xử lý ozone 1 ngày/lần (0,50 x 104 cfu/mL), 2 ngày/lần (0,55 x 104 cfu/mL) và 3 ngày/lần (0,73 x 104 cfu/mL).

Kết quả thí nghiệm đã cho thấy hiệu quả diệt vi khuẩn của ozone lên đến 75,3 – 75,6% sau khi xử lý với nồng độ 0,1 mg/L trong 60 giây (CT = 0,1) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức xử lý bằng iodine (64,8%).

Như vậy, mặc dù xử lý trứng bằng iodine cho tỷ lệ nở và tổng số zoea 1 cao hơn so với xử lý ozone 1 ngày/lần nhưng khi xử lý cua ôm trứng bằng iodine thì cua ôm trứng phải được ngâm iodine 1 mg/L trong suốt thời gian nuôi. Trong khi đó, thời gian xử lý cua trứng bằng ozone nhanh hơn (chỉ tắm cua trứng trong 60 giây).

Tỷ lệ nở và tổng số ấu trùng thu được ở nghiệm thức sử dụng ozone tần suất 1 ngày/lần là 57,4% và 4,25 x 103 ấu trùng/g cua mẹ thấp hơn không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng lần lược 62,3% và 5,51 x 103 ấu trùng/g cua mẹ. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, xử lý ozon với tần suất 1 ngày/lần giúp kiểm soát tốt bệnh nấm, vi khuẩn và kí sinh mà không ảnh hưởng đến chất lượng trứng và ấu trùng cua biển.

Theo Nguyễn Việt Bắc và Vũ Ngọc Út, trường Đại học Cần Thơ 
Đăng ngày 16/12/2020
Như Huỳnh
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 09:01 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 09:01 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:01 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:01 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:01 09/11/2024
Some text some message..