Đừng thờ ơ với yếu tố ánh sáng trong ao nuôi!

Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhưng ít được quan tâm trong nuôi trồng thủy sản.

quạt ao nuôi tôm
Cần chú ý đến yếu tố ánh sáng trong nuôi trông thủy sản. Ảnh: Ngoại Tý

Từ lâu, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến động vật thủy sản đã được tiến hành nghiên cứu. Các tác nhân vật lý (nhiệt độ, ánh sáng, độ đục) và tác nhân hóa học (DO, pH, NH3, NO2-,....) giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thủy sản. Trong đó, ánh sáng là yếu tố ít được quan tâm nhưng lại có một ý nghĩa đáng kể đến thủy vực với tác động vừa gián tiếp vừa trực tiếp đến môi trường nước và đời sống của động vật thủy sản. Tuy nhiên, vẫn có loài có thể sống mà không cần ánh sáng, đặc biệt là những loài sống ở vùng biển sâu hoặc các hang động.

Một số khái niệm về ánh sáng trong thủy vực

Chất lượng ánh sáng (light quality): Được hiểu là những bước sóng khác nhau được hấp thụ bởi nước với những mức độ khác nhau. Các tia sáng có ánh sáng có bước sóng dài ngắn (đỏ, cam), và ngắn (hồng ngoại, tím) bị hấp thụ và phân tán mạnh hơn so với các tia sáng có bước sóng trung bình (lục, lam và vàng). Ánh sáng xanh dương có bước sóng 450-500 nm xuyên qua mặt nước sâu nhất.

Số lượng ánh sáng (light quantity): Được hiểu là cường độ ánh sáng  khác nhau với đơn vị của độ chiếu sáng (photometric unit) là lux (lumen/m2). 

Chu kì quang (photoperiod): Thời gian chiếu sáng trong vòng 1 ngày, bị ảnh hưởng bởi mùa và vị trí địa lý.

Tầng sáng (Euphotic zone): Là tầng đạt đến độ sâu ở đó cường độ ánh sáng bằng 1% cường độ ánh sáng ở bề mặt nước. Độ sâu của tầng sáng phụ thuộc vào độ đục của nước. Nước ao, hồ thường chứa các vật chất lơ lửng ảnh hưởng tới sự đâm xuyên của của ánh sáng (Boyd C.E.,1990).

Ảnh hưởng của ánh sáng trong nuôi trồng thủy sản

Khi ánh sáng đi qua nước, một phần ánh sáng chiếu tới thì không xuyên thấu qua bề mặt nước ao mà bị phản chiếu lại không khí. Khả năng xuyên thấu của ánh sáng vào nước phụ thuộc vào tính phẳng lặng của nước và góc của tia sáng so với mặt nước. Bề mặt càng phẳng lặng và góc tia tới càng thẳng đứng thì ánh sáng càng dễ dàng xuyên suốt sâu xuống nước. Ánh sáng thay đổi chất lượng quang phổ và giảm cường độ, khi xuyên thấu qua nước ánh sáng bị phân tán và hấp thụ bởi cột nước.

Ánh sáng ảnh hưởng đến thủy sinh thực vật

Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho năng suất sản xuất của ao hồ. Thực vật, sinh vật tự dưỡng, sử dụng ánh sáng mặt trời xuyên qua mặt nước để sản xuất “thức ăn” cho chính bản thân nó qua quá trình quang hợp. 

Phiêu sinh vật là nguồn thức ăn cho cá, tôm trong ao nuôi. Nhưng trong những điều kiện thuận lợi về chất dinh dưỡng và ánh sáng thì có thể xảy ra hiện tượng nở hoa, phát triển quá mức kiểm soát của loài thủy sinh thực vật. Khi mật độ tảo trong ao quá dày thì vào thời điểm buổi trưa với cường độ ánh sáng mạnh thì hàm lượng oxy hòa tan trong ao rất cao, do quá trình quang hợp của thủy sinh tạo ra. Nhưng khi cường độ ánh sáng yếu đi thì quá trình hô hấp sẽ chiếm ưu thế làm cho oxy hòa tan trong ao giảm mạnh có thể xuống tới 0 mg/L. Ngoài ra, khi điều kiện không còn thuận lợi để phát triển nữa tảo sẽ chết đồng loạt tạo nên một lượng lớn mùn bã hữu cơ, việc phân hủy mùn bã hữu cơ này cần rất nhiều oxy và có thể sinh ra khí độc.


Tảo nở hoa gây độc cho cá.

Như vậy, ánh sáng ảnh hưởng gián tiếp tới nồng độ oxy hòa tan của ao thông qua thủy sinh thực vật. 

Để diệt tảo trong ao người ta thường dùng đồng Sunfat (CuSO4) với nồng độ bằng 1% độ kiềm của ao.

Ánh sáng ảnh hưởng đến đáy ao

Độ đục thích hợp trong ao nuôi thủy sản là 20-40 cm, nếu nước trong quá thì ánh sáng sẽ dễ dàng thâm nhập đến đáy ao thúc đẩy cho những loài vi sinh vật không mong muốn ở đáy ao phát triển sinh ra khí độc và các loài thực vật lớn (macrophyte). Một phương pháp hiệu quả dùng để kiểm soát nhiều loài thực vật thượng đẳng phát triển ở đáy ao là bón phân để tạo độ đục của tạo và che ánh sáng xâm nhập xuống đáy ao.

Ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng đến cá và giáp xác

Cá rất nhạy cảm đối với ánh sáng trong đó mắt là cơ quan thụ cảm ánh sáng chủ yếu, mặc dù ở một số loài có xương sống khác, tuyến yên cũng đóng vai trò quan trọng. Cơ quan thụ cảm ánh sáng của cá và giáp xác cũng thay đổi theo giai đoạn phát triển. Khi các mới nở, mắt cá thường trong suốt và rất khó phân biệt võng mạc mắt. Trong quá trình tiêu thụ noãn hoàn, võng mặt phát triển dần dần và hoàn thiện theo thời gian tùy từng loài. Chính trong giai đoạn chuyển đổi từ ấu trùng đến ấu niên, ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sắc tố và một số bất thường trong quá trình phát triển có thể xảy ra nếu ánh sáng không đủ.

Ở một số loài cá dẹp, giới hạn nhìn thấy của chúng giảm theo thời gian và còn các cơ quan cảm giác khác thì tăng lên. Trong một thí nghiệm của Gulbrandsen J. và ctv (1996), việc sử dụng thiết bị chiếu sáng chìm trong nước khi ương cá bột halibut đã làm tăng tỷ lệ sống của cá so với sử dụng ánh sáng bên ngoài. Tương tự một loài cá dẹp khác, cá bơn Rhombosolea được ương trong điều kiện tối hoàn toàn thì tỷ lệ chết lên đến 100% (Hart P.R và ctv, 1996). Trái lại, đối với cá chẽm châu Âu Dicentrarchus labrax, tỷ lệ sống của cá mới nở rất thấp khi được ương trong môi trường có cường độ ánh sáng mạnh (Barahona – Fernandes M.H, 1979).

Cường độ ánh sáng (lux)
Loài
Nguồn
<1
Cá trích
Blaxter, 1975
1
Cá chẽm sọc
Chesney, 1989
1-10
Cá bơn halibut
Hole và Pittman, 1995
50
Cá hồi chấm bông Bắc Cực
Wallace et al., 1988
50-150
Cá vền đầu vàng
Ounais-Guschemann, 1989
200-600
Cá hồi Altantic
Mortensen và Damsgard, 1993
350
Cá Bơn
Daniels et al, 1996
1000
Rabbitfish
Duray và Kohno, 1988

Sự phát triển tuyến sinh dục của một số loài cá tùy thuộc vào sự biến động của quang kỳ. Một số loài cá thành thục sớm khi quang kì giảm do đó người ta đã giảm thời gian chiếu sáng ban ngày giúp cá hồi Salmon trutta sinh sản vào đầu hè thay vì cuối thu (Barnabe G., 1994). Hoặc cá Brachiraphis episcopi được tăng cường ánh sáng nhân tạo để đẻ vào mùa đông sớm hơn so với thông thường là mùa xuân (Turner C.L., 1938).

Đăng ngày 15/12/2020
Duy
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 00:24 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 00:24 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 00:24 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 00:24 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 00:24 27/11/2024
Some text some message..