Được mùa tép, ngư dân kiếm nửa tỷ đồng mỗi tháng

Cứ vào độ tháng mười âm lịch hàng năm, ngư dân vùng biển Thạch Kim (Lộc Hà) lại bắt đầu một mùa đánh tép. Và, mùa tép thường kéo dài cho đến tháng giêng năm sau...

mùa tép
Cảng cá Thạch Kim tấp nập mua bán tép.

Ngay từ sáng tinh mơ, khi chưa rõ mặt người thì ở cảng cá Thạch Kim đã tấp nập kẻ mua, người bán. Có mặt ở đây từ sáng sớm, chúng tôi cảm nhận được sự phấn khởi của bà con ngư dân khi năm nay tép vừa được mùa, vừa được giá. Phải đợi một lúc lâu, khi đã bán với lượng tép vừa đánh được tối qua, anh Nguyễn Văn Lý - một người dân địa phương mới có chút thời gian rảnh trò chuyện với chúng tôi.

Anh Lý theo nghiệp chài lưới từ khi còn nhỏ, trong một lần đánh cá không may gặp tai nạn khiến anh mất đi đôi tay. Dù vậy, anh vẫn là chủ của một thuyền lớn ở cảng cá này, vẫn làm những công việc bình thường như những người khác. Thậm chí, anh nhỉnh hơn người khác nhờ kinh nghiệm lâu năm trên biển.

Vào những ngày này, ngư dân chủ yếu đánh bắt tép. Đánh tép không cần phải đi xa, cũng không mất quá nhiều công sức, lại dễ hơn so với các loại tôm, cá khác. Nói vậy, không phải nghề đánh bắt tép là dễ dàng mà cũng có nhiều vất vả. Đánh tép phải đi cả ngày hoặc phải đi vào ban đêm mới được nhiều. Tép năm nay dễ bán và được giá nhưng không bằng năm ngoái.

“Năm ngoái tép đắt là do mất mùa, hiếm. Thuyền bọn tui bình thường mỗi ngày cũng đánh được 5 tạ tép, bán sỉ được khoảng 5 triệu đồng, đợt cao điểm có khi gần 2 tấn, cũng kiếm được 15-17 triệu đồng/ngày (khoảng nửa tỷ đồng/tháng - PV). Năm nay biển lặng nên tép nhiều lắm” - anh Lý cho hay.

Tép là loài sống thành đàn ở mực nước sâu khoảng 100–200m, có đáy là bùn cát, dụng cụ đánh bắt là kheo hoặc lưới rút, hoặc đơn giản là một cái dạ với sào tre. Là người đi biển lâu năm và cũng từng đánh tép ở nhiều biển khác nên anh Lý có nhiều kinh nghiệm, quan trọng nhất là việc nhìn ngời nước để khoanh vùng, xác định được đâu sẽ có nhiều tép. Thế nên, chuyến nào thuyền anh cũng đầy ắp khoang. Nhưng không phải ngư dân nào cũng may mắn như anh Lý. Nhìn chung, người đánh bắt tép mùa này đều có thu nhập khá. Theo anh Lý, tép ở Hà Tĩnh ngon hơn so với các vùng biển khác nên thương lái rất thích, không xảy xa tình trạng ế hàng.

Mùa tép không chỉ mang lại thu nhập cao cho những người đi biển mà còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động khác. Như chị Thương, chỉ việc mua tép từ các thuyền ở cảng rồi về bán lại ở các chợ, sau khi trừ chi phí, mỗi ngày cũng lãi gần 200 nghìn đồng.

Về Thạch Kim những ngày nắng, tép được ngư dân đưa ra phơi khô, là thức ăn ngon và khá rẻ, được nhiều người thích. Nhất là mùa hè, tép khô nấu với canh rau vừa mát, vừa ngon. Nhưng phần lớn tép ở đây được đem làm ruốc, vì thế nên còn có tên là con ruốc. Ruốc vừa là thức ăn, vừa là gia vị cho các món ăn thêm phần đậm đà. Chị Phạm Thị Phượng (Thạch Kim) cho biết: Trung bình mỗi ngày, chị mua từ 2 - 3 tấn tép tươi để làm ruốc, nếu nắng to có thể làm nhiều hơn. Làm ruốc phải ủ tép trong thời gian khá dài, ít nhất cũng phải 5 tháng. Nhẩm tính, mỗi mùa tép gia đình chị cũng thu trên dưới 100 triệu đồng.

Infonet, 21/01/2014
Đăng ngày 22/01/2014
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 22:34 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:34 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 22:34 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 22:34 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 22:34 14/01/2025
Some text some message..