EHP là gì?

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là dịch bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm thẻ chân trắng, gây ảnh hưởng đến ngành nuôi tôm công nghiệp đã được quan tâm và đưa vào nghiên cứu trong nhiều năm nay.

đường ruột tôm
EHP thường k có dấu hiệu rõ ràng, ngoài còi cọc, chậm lớn. Ảnh: Tây Oggy.

Tác động của EHP đối với nuôi tôm 

Hầu hết khi tôm nuôi nhiễm vi bào tử trùng (EHP) thường không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Đối với tôm giống thả nuôi trong tháng đầu tiên, tôm vẫn phát triển bình thường và thường sau khi tôm đạt đến trọng lượng từ 3-4g thì tôm có dấu hiệu chậm lớn và có thể dừng lớn hẳn. 

Ngoài ra, nhiều phần trên cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục. Tôm nhiễm vi bào tử trùng (EHP) thường có hiện tượng mềm vỏ, giảm ăn, chết rải rác và rỗng ruột. Kích thước thường không đồng đều ở tôm nuôi trong những ao nhiễm bệnh.

Đặc điểm sinh học EHP

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) thuộc họ Enterocytozoonidae, ngành Microsporidia. Quá trình hình thành EHP có thể được xem thành 3 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn bào tử ngoại bào, nhiễm trùng (ma- ture) và nhiều giai đoạn sống nội bào.

Đường truyền EHP

Sơ đồ minh họa vòng đời và đường truyền của EHP.

(1) Sự nảy mầm của bào tử, trong đó bào tử đâm thủng màng tế bào chủ và truyền vật chất vào tế bào chủ.

(2) Quá trình phân chia hạt nhân để tạo ra một plasmodium phân nhánh.

(3) Tiền chất đùn bào tử được hình thành bên trong plasmodium.

(4) Plasmodium được phân cắt để tạo ra bào tử.

(5) Tế bào chủ bị vỡ để giải phóng bào tử trưởng thành truyền EHP thông qua phân và hiện tượng ăn nhau ở tôm nuôi. 

Quá trình xâm nhập của EHP vào tế bào gan tụy trên tôm cũng tương tự sự xâm nhiễm của các bệnh khác ở các tế bào khác như HPV, YHV,... Ở đó, gan tụy trên tôm bắt đầu nhiễm bệnh  bào tử của vi trùng sẽ làm thủng màng plasma của tế bào gan tụy, sau đó bào tử đưa trực tiếp tế bào chất vi trùng vào trong tế bào gan tụy của tôm. Chúng trưởng thành và làm ổ. Khiến các tế bào biểu mô của gan tụy tôm sưng lên và cuối cùng vỡ ra để giải phóng  các bào tử trưởng thành. Từ đó tạo điều kiện cho sự nhiễm trùng ở các tế bào khác hoặc giải phóng bào tử trưởng thành vào môi trường thông qua phân, do đó làm lây nhiễm cho các loài tôm nuôi.

Bào tử

Bào tử EHP là bào tử đơn nhân, hình bầu dục có kích thước (1,1 ± 0,2 μm × 0,6 ± 0,2 μm). Bào tử của EHP được bao bọc bởi một thành bào tử gồm hai lớp dày đặc: Lớp exospore bên ngoài dày 10nm và elec- tron-lucent  bên trong dày 2nm (nội bào tử). Lớp thành này có nhiệm vụ bảo vệ bào tử khỏi các điều kiện khắc nghiệt và các tác động bên ngoài từ môi trường. Vì vậy, mầm bệnh khó có thể được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi ao nuôi.

Sự lây truyền

Trong ao nuôi, EHP truyền nhiễm khi tôm ăn phải phân có chứa bào tử được giải phóng từ tôm bị nhiễm bệnh trong môi trường sống hoặc do tình trạng ăn nhau trên tôm đã bị nhiễm bệnh trước đó.

Tôm bố mẹ bị nhiễm EHP có thể truyền cho tôm non trong trại giống thông qua việc thải phân có chứa bào tử trong bể sinh sản. Mặc khác, nauplii có thể bị nhiễm bệnh khi chúng bắt đầu ăn sinh vật phù du ở giai đoạn N6. Vì thế, trong nuôi trồng người ta thường rửa trứng hoặc nauplii giai đoạn đầu (N1-N5) bằng nước sạch để giúp giảm nguy cơ làm lây lan bệnh trong ao thả nuôi.

Chẩn đoán mô học

Quan sát vi bào tử trùng EHP trong mẫu phân và biểu mô gan tụy qua kiểm tra mẫu kính phết và mô học bằng kính hiển vi và các phương pháp được dùng trong chẩn đoán bệnh: Kỹ thuật PCR và LAMP; Phương pháp kiểm tra mẫu bằng kính hiển vi (nhuộm Hematoxylin và Eosin), kính hiển vi điện tử,…. để phát hiện nhanh chóng và chính xác EHP cho trại giống và ao nuôi.

nhuộm tế bào EHP

(a) Tế bào biểu mô ống HP duy nhất cho thấy bản chất phân nhánh của plasmodium EHP trong tế bào chất tế bào, xung quanh nhân vật chủ. 

(b) Hai photomicrographs của các tế bào HP nhẹ nhàng bị đè bẹp nhuộm màu phloxine B và hiển thị plasmodia phân nhánh và hạt nhân vật chủ.

(c) Potomicrograph cho thấy plasmodia dày (khó phân biệt phân nhánh). 

(d) Photomicrograph một vết hp nhuộm H&E cho thấy một cụm bào tử EHP từ một tế bào biểu mô bị vỡ. 

(e), (f) Hai máy quang hóa của vết hp nhuộm màu H&E, hiển thị EHP plasmodia và bào tử.

Mối tương quan giữa nhiễm EHP và “hội chứng phân trắng” (WFS)

Trong một số trường hợp, khi tôm nuôi bị nhiễm EHP sẽ không gây chết nhưng đồng thời cũng làm tôm giảm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng ở gan tụy, dẫn đến tiêu kém và có thể gây nên phân trắng. Mặt khác, khi tôm bị nhiễm trùng EHP nghiêm trọng thường đi kèm với sự tăng sinh của vi khuẩn dẫn đến sự xâm nhập của các mầm bệnh cơ hội khác và sự hiện diện của vi khuẩn có thể gây nên WFS ở tôm bị nhiễm bệnh nặng. 


Tuy trong ao nuôi EHP và WFS có thể hiện diện nhưng phân trắng không thể được coi là chỉ số nhiễm EHP. Ảnh: Tepbac.

Trong ao nuôi, EHP và WFS có thể hiện diện trong cùng một lúc hoặc ao có thể ngừng bị phân trắng nhưng khi kiểm tra tôm vẫn bị nhiễm EHP. Hơn nữa, phân trắng có thể do nhiều các nguyên nhân khác gây ra như nhiễm trùng gregarine nặng, do vi khuẩn, tảo hay nền đáy. Do đó, việc quan sát phân trắng trong hệ thống ao không thể được coi là chỉ số nhiễm EHP.

Ngoài ra, để đảm bảo nguyên nhân gây bệnh người nuôi có thể kiểm tra EHP trong các sợi phân trắng bằng kính hiển vi để giúp phân biệt giữa nhiễm EHP hoặc gregarine và có thể kiểm tra bằng phương pháp mô học khi thực hiện quan sát bằng kính hiển vi không đạt hiệu quả.

Phòng ngừa EHP trong ao nuôi

Để phòng ngừa EHP, người nuôi tôm nên đảm bảo rằng nguồn cung cấp ấu trùng sau (Postlarvae) âm tính với PCR và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học thích hợp trước và sau khi thả giống để ngăn ngừa nhiễm bệnh.

Thức ăn tươi sống đặc biệt khi dùng cho tôm bố mẹ phải đảm bảo sạch hoặc được đông lạnh ở −20°C trong 48h.

Tôm bố mẹ nên bỏ đói từ 4-6h trước khi chuyển sang bể sinh sản để làm giảm tình trạng đi phân của chúng trong bể đẻ. 

Trứng hoặc nauplii trước giai đoạn N6 nên được rửa kỹ bằng nước. Ấp trứng sạch để loại bỏ các mầm bệnh, EHP có khả năng từ phân tôm bố mẹ trong bể sinh sản.

Trước khi thả ao (đặc biệt là những ao trước đây đã bị ảnh hưởng bởi EHP), nên điều trị bằng vôi (CaO) để tiêu diệt các bào tử còn sót lại trong bể.

Tôm Postlarvae nên được kiểm tra PCR trước khi thả.

Sau khi thả giống PL âm tính với EHP, tôm trong ao nên được lấy mẫu và xét nghiệm EHP bằng phương pháp phân tử. 

Bổ sung định kì các khoáng, Vitamin C nhằm tăng sức đề kháng, tăng cường trao đổi nước, loại bỏ phân thải thường xuyên cho tôm nuôi.

Đăng ngày 23/08/2021
Thiên An @thien-an
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 08:20 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 08:20 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 08:20 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:20 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 08:20 24/12/2024
Some text some message..