Ethoxyquin tiếp tục cản bước xuất khẩu tôm

Sau Nhật Bản, từ cuối tháng 11.2012 Hàn Quốc cũng đã bắt đầu áp dụng kiểm tra kháng sinh Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

tom viet nam
Tôm VN tiếp tục gặp khó khi vào Hàn Quốc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau Nhật Bản, từ cuối tháng 11.2012 Hàn Quốc cũng đã bắt đầu áp dụng kiểm tra kháng sinh Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam (VN) với mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) cũng bằng Nhật Bản là 0,01ppm.

Điều này đã tạo thêm gánh nặng và áp lực cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tôm VN. Bởi cùng Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là 1 trong 5 thị trường xuất khẩu tôm trọng điểm của chúng ta. Hai thị trường này hiện chiếm trên 35% tỷ trọng xuất khẩu tôm của VN.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP cho biết, vì Ethoxyquin mà trong năm 2012, các DN VN đã bị thất thu đáng kể trong việc xuất khẩu tôm sang Nhật. Kể từ ngày 18.5.2012 khi Nhật Bản tăng tần suất kiểm tra Ethoxyquin lên 30% rồi 100% các lô tôm nhập khẩu từ VN, thì số lượng tôm xuất sang thị trường này đã bị giảm nghiêm trọng. Từ mức tăng trưởng dương mạnh mẽ (từ 23 - 52%) của 5 tháng trước đó, tôm VN xuất sang Nhật đã quay đầu giảm mạnh từ -1,4% đến - 16,6% trong 6 tháng cuối năm.

Hiện mỗi lô tôm VN xuất khẩu sang Nhật phải chịu đến 6 lần kiểm tra kháng sinh từ lúc tôm nguyên liệu còn ở dưới ao cho đến lúc thành phẩm đóng thùng qua tận Nhật Bản. Chi phí kiểm tra Ethoxyquin cho mỗi lô container tôm có lúc lên đến 10 triệu đồng. Đồng thời, thời gian xuất khẩu, lưu kho để kiểm tra cũng tăng lên gấp đôi.

Giá thành theo đó cũng "đội" rất nhiều, khiến sản phẩm tôm của VN mất hết khả năng cạnh tranh với tôm của 2 đối thủ chính là Thái Lan và Indonesia (2 nước này Nhật Bản không áp dụng kiểm tra Ethoxyquin). “Để xoay xở, các DN phải tìm kiếm đủ cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác, trong đó Hàn Quốc được xem là thị trường đầy tiềm năng. Nếu Hàn Quốc cũng siết mạnh kiểm tra Ethoxyquin thì xuất khẩu tôm năm 2013 sẽ càng thêm khốn khó" - ông Hòe lo lắng.

Theo VASEP, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu tôm ước đạt 2,25 tỷ USD, giảm khoảng 6,5% so với năm 2011.

Nông Thôn Ngày Nay
Đăng ngày 31/12/2012
Ngọc Minh
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 16:45 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 16:45 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 16:45 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 16:45 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 16:45 27/12/2024
Some text some message..