EU nghi ngờ tôm từ Việt Nam có xuất xứ Ấn Độ

Việc cấp C/O Việt Nam cho các sản phẩm thủy sản chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu không đúng qui tắc xuất xứ có thể khiến EU bỏ ưu đãi với tôm nhập từ Việt Nam...

tôm việt nam
Tôm Việt Nam bị EU nghi ngờ có xuất xứ từ Ấn Độ - Ảnh minh hoạ.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, Cơ quan chống gian lận thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) cho biết họ có cơ sở nghi ngờ tôm có nguồn gốc Ấn Độ đã xuất với số lượng lớn sang Việt Nam để sơ chế rồi tiếp tục xuất khẩu sang Anh, Hà Lan, Đức, Bỉ, Đan Mạch, Ý và Pháp (từ năm 2011 đến nay).

Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế tôm đông lạnh dạng thô khi xuất vào EU là 4,2% (cho các loại có mã HS là 030616 hoặc 030617), trong khi tôm cùng nhóm mã HS trên có xuất xứ Ấn Độ xuất vào châu Âu phải chịu thuế suất 12%.

Tương tự đối với tôm đã sơ chế ở Việt Nam và xuất vào châu Âu chịu thuế suất 7% (cho các loại có mã HS là 160521 và 160529), trong khi tôm cùng loại có xuất xứ Ấn Độ xuất vào châu Âu phải chịu thuế suất 20%.

Theo phân tích dữ liệu thống kê thương mại quốc tế thì có sự tăng đột biến tôm sơ chế xuất vào EU từ Việt Nam, cùng thời điểm đó có sự tăng số lượng tôm thô xuất từ Ấn Độ vào Việt Nam.

Đặc biệt năm 2013, Việt Nam nhập khẩu tăng đột biến từ 0 kgs lên tới 27,8 tấn với giá trị hơn 283,2 triệu Euro hàng thuộc mã số 030617 từ Ấn Độ và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2014, tỷ lệ nhập khẩu tăng tương tự vào năm 2015.

Theo quy tắc xuất xứ GSP của EU đối với nhóm 0306 phải áp dụng quy tắc “Wholly obtained”.

OLAF cho biết sẽ cử cán bộ điều tra sang Việt Nam để điều tra cụ thể về các công ty, và làm việc với các bên liên quan như NAFIQAD, VCCI và Hải quan Việt Nam để làm rõ các nghi vấn gian lận xuất xứ vào thời điểm đầu năm 2017.

Đối với thủy sản nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến hàng xuất khẩu sang EU, OLAF cho rằng có 2 nguy cơ, thứ nhất, nguyên liệu có xuất xứ từ những vùng nuôi chưa đạt tiêu chuẩn kiểm soát dịch bệnh.

Thứ hai, doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu chọn Việt Nam làm nước trung chuyển và sơ chế để tránh mức thuế cao hơn khi xuất khẩu sang EU.

Việc cấp C/O Việt Nam cho các sản phẩm thủy sản chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu không đúng qui tắc xuất xứ. Tình trạng này nếu tiếp tục gia tăng sẽ có thể khiến EU ban hành các biện pháp bất lợi chẳng hạn như tăng cường kiểm soát thông quan, bỏ ưu đãi thuế thuế đối với tôm nhập khẩu đến từ Việt Nam.

VNeconomy, 28/12/2016
Đăng ngày 29/12/2016
Bạch Dương
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 23:21 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 23:21 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 23:21 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 23:21 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 23:21 28/12/2024
Some text some message..