FAO tiên phong đưa ra lò xông khói cá mới tại châu Á

Công nghệ tiên phong bởi Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) giúp tăng thu nhập, cung cấp thực phẩm chất lượng hơn và bảo vệ sức khỏe.

FAO tiên phong đưa ra lò xông khói cá mới tại châu Á
Lò xông khói cá mới của FAO

Phương pháp xông khói cá truyền thống trong cộng đồng ngư dân nhỏ ở miền đông Sri Lanka khiến phụ nữ mất rất nhiều thời gian để lật cá trên lưới nướng bằng than. Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe từ việc hít khói rất cao, trong khi sản lượng từ lực lượng lao động nặng như vậy thường rất thấp. Việc làm này đang thay đổi bằng sự ra đời các lò xông khói mới do FAO khởi xướng trong khuôn khổ một chương trình do Liên minh châu Âu tài trợ.

Điều đầu tiên cần lưu ý là công nghệ mới này giúp chúng ta tiết kiệm thời gian. Trước đây, người lao động mất tổng cộng 12 tiếng trong 2 ngày liên tiếp để phơi khô và xông khói cá trên lưới sắt. Bây giờ, chỉ cần 6 – 7 tiếng là đủ để hoàn tất việc xông khói.

Phát triển công nghệ mới

Từ năm 2008, FAO đã làm việc để phát triển FTT-Thiaroye, một công nghệ lò sấy và xông khói cá cải tiến. Lò sấy này có thể được chế tạo hoặc ống khói, khay hứng dầu cá và các chi tiết khác có thể được thêm vào một lò sấy hiện có. Lò sấy được thiết kế để cải thiện hiệu suất nhiên liệu trong quá trình xông khói bằng cách thu nhiệt và khói. Lò sấy mới cũng khắc phục các mối nguy hiểm đối với sức khoẻ của lò sấy cá cỡ nhỏ - đa số là phụ nữ.

Ở Unnichchai, Sri Lanka, khoảng 150 gia đình tham gia vào các hoạt động xông khói cá. Phương pháp xông khói truyền thống được thực hiện ở không gian mở, làm cho cá dễ bị hư hỏng do mưa và ô nhiễm từ bên ngoài. Gió mạnh có thể kéo dài quá trình và thường làm giảm chất lượng cá nên giá bán thấp hơn.

Thành công ở Châu Phi

Công nghệ này của FAO lần đầu được giới thiệu ở Châu Phi, với 12 quốc gia hiện đang áp dụng. Phụ nữ sử dụng phương pháp xông khói cá cũ trên một bếp lò lộ thiên thường bị đau mắt và mắc bệnh hô hấp do hít phải khói. Tuy nhiên, phụ nữ châu Phi đã áp dụng phương pháp mới đều cải thiện sức khỏe, tăng đáng kể thu nhập, giảm chi phí, giảm thất thoát, cải tiến chất lượng và độ an toàn của cá xông khói, còn có thể cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng của cả gia đình.

FAO cũng giúp đảm bảo tính bền vững của thành công dự án ở Sri Lanka cho tới nay bằng cách cung cấp cho các cộng đồng ngư dân các khóa đào tạo kỹ thuật về cải tiến và đóng gói chất lượng cá và thúc đẩy cách tiếp cận theo định hướng thị trường đối với khách hàng mục tiêu ở thủ đô Colombo, nơi mà nhu cầu tiêu thụ cá hun khói rất lớn và liên tục.

M.H (Theo FAO)

Mard.gov.vn
Đăng ngày 29/11/2017
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Diệt khuẩn vào ban ngày hay ban đêm mang lại hiệu quả cao

Trong ngành nuôi tôm, việc duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của tôm là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của đàn tôm, cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tạt khoáng
• 00:23 22/05/2024

Đến năm 2030 sẽ giảm dần số lượng tàu cá còn 83.600 chiếc

Đó là nội dung trọng tâm của Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc phát triển khai thác thủy sản phải bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Tàu cá Việt Nam
• 00:23 22/05/2024

Tổng sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 86.475,3 tấn

Theo đó, sản lượng thủy sản tháng 4/2024 ước đạt 25.998,1 tấn, tăng 2,6% (+648 tấn) so với cùng kỳ. Lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng ước đạt 86.475,3 tấn, tăng 3,3% (+2.774,7 tấn).

Tàu cá
• 00:23 22/05/2024

Lợi ích và tác dụng của tường chắn bờ cho ao nuôi cua

Nuôi cua là một ngành mang lại giá trị kinh tế cao ở ĐBSCL đặc biệt là Cà Mau. Nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu, việc xây dựng tường chắn bờ cho ao nuôi là vô cùng quan trọng. Tường chắn bờ không chỉ giúp bảo vệ ao nuôi mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như duy trì mực nước ổn định, ngăn chặn kẻ thù tự nhiên, và kiểm soát môi trường sống cho cua.

Ao nuôi cua
• 00:23 22/05/2024

Phèn ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể phớt lờ. Tuy không có mặt tự nhiên trong nước, nhưng sự tích tụ của phèn từ các nguồn khác nhau đã và đang gây ra những vấn đề đáng lo ngại cho quá trình nuôi tôm như giai đoạn lột xác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của tôm mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất và lợi nhuận nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:23 22/05/2024