FSIS đề xuất công nhận tương đương cho cá tra Việt Nam

Cục thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) đã đề xuất với Văn phòng đăng ký liên bang Mỹ công nhận tương đương cho ngành cá da trơn (cá thuộc bộ Siluriformes) Việt Nam, trong đó, chủ yếu là cá tra, đủ điều kiện xuất khẩu vào quốc gia này.

FSIS đề xuất công nhận tương đương cho cá tra Việt Nam
FSIS đề xuất công nhận tương đương cho cá tra Việt Nam. Trong ảnh là nhân công kiểm tra trọng lượng cá tra phi lê tại một doanh nghiệp. Ảnh: Trung Chánh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Văn phòng đăng ký liên bang Mỹ đã đăng bản dự thảo lấy ý kiến về đề xuất nêu trên của FSIS.

Bên cạnh Việt Nam, FSIS cũng đề xuất công nhận cho Trung Quốc và Thái Lan đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá và cá Siluriformes vào Mỹ. Theo đó, đề xuất này thông báo về việc FSIS đưa ra quyết định công nhận hệ thống kiểm tra cá Siluriformes ở Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan tương đương với hệ thống của Mỹ. Đề xuất được đăng công khai và lấy ý kiến rộng rãi trong 30 ngày, tính từ ngày 14-9-2018.

VASEP cho biết cả ba quốc gia đã gửi đầy đủ tài liệu cho FSIS nhằm đánh giá và công nhận quá trình kiểm soát hệ thống chất lượng tương đương và đủ điều kiện xuất khẩu cá Siluriformes sang Mỹ. FSIS cũng đã xem xét tài liệu, tiến hành kiểm tra thực địa tại những quốc gia này.

Nếu đề xuất trên là quyết định cuối cùng của Mỹ, thì Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan sẽ đủ điều kiện xuất khẩu cá Siluriformes sang quốc gia này. Toàn bộ quy tắc kèm theo bản đề xuất sẽ được đưa vào Quy tắc liên bang (CFR).

Riêng đối với Việt Nam, tại hội nghị “Sơ kết sản xuất, tiêu thụ cá tra và triển khai đề án giống cá tra 3 cấp” được tổ chức tại tỉnh An Giang hôm 21-8, ông Ngô Hồng Phong, Phó cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết đoàn thanh tra của FSIS đã hoàn thành bước kiểm tra thực địa tại Việt Nam (bước 4) trong quy trình sáu bước để công nhận tương đương.

Cụ thể, gồm:

Bước 1, nước xuất khẩu yêu cầu FSIS đánh giá tương đương;

Bước 2, nước xuất khẩu hoàn thiện bản trả lời câu hỏi (SRT) và các hồ sơ kèm theo;

Bước 3, FSIS yêu cầu bổ sung thông tin, FSIS khẳng định SRT đã hoàn thiện, xem xét đánh giá trên hồ sơ;

Bước 4, thanh tra thực tế tại nước xuất khẩu;

Bước 5, thông báo dự thảo đánh giá để lấy ý kiến góp ý và bước 6 là công nhận tương đương (bằng một quy định chính thức).

Như vậy, với đề xuất ở trên của FSIS, quá trình công nhận tương đương cho ngành cá tra Việt Nam đã đi đến bước thứ 5 và chỉ còn chờ phía Mỹ ra quyết định chính thức.

Theo tìm hiểu của TBKTSG Online, Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ có hiệu lực từ ngày 1-3-2016. Tuy nhiên, FSIS cho các nước xuất khẩu cá da trơn vào Mỹ thời gian chuyển tiếp 18 tháng để chuẩn bị các hồ sơ liên quan. Do đó, thời điểm chính thức áp dụng chương trình này là từ ngày 1-9-2017.

Theo đó, kể từ ngày 1-9-2017, nếu quốc gia nào không nộp hồ sơ đánh giá tương đương, sẽ không được phép xuất khẩu các sản phẩm cá da trơn vào Mỹ. Riêng Việt Nam đã nộp hồ sơ phục vụ đánh giá tương đương vào ngày 23-8-2017.

Theo lộ trình được FSIS thông báo rộng rãi với các nước, quyết định áp dụng kiểm tra 100% lô hàng cá da trơn xuất khẩu vào Mỹ được thực hiện từ ngày 2-8-2017, tức sớm hơn thời điểm chính thức một tháng.

TBKTSG
Đăng ngày 17/09/2018
Trung Chánh
Thế giới

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 22:36 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 22:36 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 22:36 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 22:36 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 22:36 02/11/2024
Some text some message..