FSIS và FDA phối hợp giảm thiểu tính chồng chéo trong chương trình thanh tra cá da trơn

Trước khi Tiểu ban y tế thuộc Ủy ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện Mỹ đưa ra quan điểm về chương trình thanh tra cá da trơn, Văn phòng Giải trình trách nhiệm của Chính phủ (GAO) cũng cập nhật tình hình về vấn đề An toàn thực phẩm và chương trình thanh tra cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và đưa ra những khả năng chồng chéo của chương trình.

cá tra

Để giải quyết vấn đề trên, Cục Kiểm tra và An toàn Thực phẩm (FSIS) đã phối hợp với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) để giảm thiểu tính chồng chéo trong chương trình thanh tra; ban hành quy định cuối cùng của chương trình và giảm chi phí ước tính hàng năm từ 14 triệu USD xuống còn 2,6 triệu USD; đồng thời phân chia trách nhiệm thanh tra các cơ sở nuôi cá da trơn trong nước và kiểm tra các sản phẩm cá da trơn NK. GAO vẫn tiếp tục làm việc cho Ủy ban phân bổ ngân sách Thượng viện Mỹ trong việc thanh tra giám sát liên bang về an toàn thủy sản. GAO đang xem xét FDA và FSIS đảm bảo tính an toàn của thủy sản NK, bao gồm cá da trơn, như thế nào và bất kỳ cơ hội đẩy mạnh các chương trình đó. Ngoài ra, GAO cũng đang xem xét việc phối hợp giữa FDA và FSIS và mức độ hiệu quả khi các cơ quan này tận dụng các nguồn lực chung trong việc thanh tra thủy sản NK.

Khi xem xét việc chuyển giao trách nhiệm thanh tra cá da trơn từ FDA sang FSIS, tháng 5/2012, GAO cho rằng chương trình thanh tra cá da trơn mà FSIS tiếp nhận sẽ tiếp tục phân chia trách nhiệm trong việc giám sát an toàn thực phẩm, đồng thời việc thanh tra sẽ chồng chéo với chi phí phát sinh đáng kể. Ví dụ, khi FSIS chịu trách nhiệm thanh tra cá da trơn, FDA cũng chịu trách nhiệm thanh tra các sản phẩm thủy sản khác, và Cục Nghề cá biển Quốc gia (thuộc Bộ Thương mại Mỹ) sẽ cung cấp các khoản phí cho dịch vụ thanh tra của một số cơ sở chế biến thủy sản theo yêu cầu. GAO xác định 4 vấn đề chồng chéo và sử dụng các nguồn lực không hiệu quả nếu FSIS thực hiện chương trình thanh tra cá da trơn. Cụ thể là:

(1) Yêu cầu về thủ tục giấy tờ đối với các nhà chế biến cá da trơn tăng;

(2) Chồng chéo trong việc giám sát;

(3) Việc giám sát hàng thủy sản NK không nhất quán;

(4) Tăng chi phí khi đưa ra chương trình kiểm tra của FSIS.

Ngoài ra, FSIS xác định khuẩn Salmonella là mối nguy hiểm chính đối với cá da trơn. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mà FSIS đánh giá tính rủi ro của khuẩn Salmonella đối với cá da trơn, các nguy cơ từ khuẩn Salmonella và các vi khuẩn khác trong cá da trơn thực tế bằng không. Hơn nữa, GAO thấy rằng FSIS sử dụng thông tin lỗi thời làm cơ sở khoa học trong việc đánh giá rủi ro trong chương trình thanh tra cá da trơn. Do vậy, GAO kết luận, chương trình thanh tra cá da trơn mà FSIS thực hiện sẽ có khả năng không những không đẩy mạnh việc đảm bảo an toàn thủy sản, mà còn chồng chéo trong việc thanh tra với chi phí hàng năm khoảng 14 triệu USD (theo ước tính của FSIS).

Vasep, 09/12/2016
Đăng ngày 13/12/2016
Diệu Thúy
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 19:14 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 19:14 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 19:14 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 19:14 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 19:14 27/11/2024
Some text some message..