Quyết định được đưa ra sau đợt thanh tra của Liên đoàn Báo chí (Associated Press) phát hiện trẻ em và vấn nạn cưỡng bức lao động có trong chuỗi cung ứng tôm, các sản phẩm có được từ việc bóc lột được bên thứ ba chuyển đến nhà kho thông qua những công ty lớn như Thai Union và nhiều cách khác nhau để vào kệ hàng bán lẻ lớn ở Mỹ, Australia và các nước khác.
Lệnh cấm đặc biệt của GAA nhằm giúp tránh tình trạng cướp bóc và xuất kho theo hướng không đăng ký và không có giấy phép hoạt động vào thời cao điểm theo mùa. Các cơ sở được cấp giấy phép hoạt động là một phần của nhà máy chế biến công suất lớn không bao gồm trong lệnh cấm này.
Trong khi đó, tiêu chuẩn BAP hiện hành yêu cầu các công ty duy trì kiểm soát thực hành an toàn môi trường, xã hội và an toàn thực phẩm từ nhà cung cấp thứ ba. "Nếu các bước xử lý được tiến hành tại nhà máy, điều này sẽ diễn ra tốt hơn và rõ ràng hơn”, Wally Stevens - Giám đốc điều hành GAA cho biết.
Tiêu chuẩn BAP phổ biến, xác nhận toàn bộ chuỗi giá trị nuôi thủy sản từ trại giống và tất cả cách thức hoạt động của các nhà máy thông qua các trang trại nuôi và nhà máy chế biến.
Ngoài các tiêu chuẩn hoạt động, GAA chia sẻ, công bằng xã hội là một phần quan trọng của tiêu chuẩn, cơ sở đạt chứng nhận BAP được yêu cầu phải cung cấp đầy đủ tiền lương, một môi trường làm việc an toàn, ngăn ngừa lao động trẻ em và cưỡng bức lao động.
Các cáo buộc về việc không tuân thủ tiêu chuẩn BAP có thể chịu các cuộc kiểm toán mà cần không báo trước.