Trong điều kiện nguồn lợi hải sản vùng lộng đang khan hiếm thì việc vươn đến vùng biển xa đánh bắt là tất yếu. Gần đây hầu hết các tàu ĐBXB, nhất là đối với tàu công suất từ 400 CV trở lên đều phải vươn đến vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa khai thác.
Tuy vậy, một thời gian khá dài do chi phí nhiên liệu tăng cao, nghề ĐBXB không phải chuyến nào cũng có lãi nên nhiều tàu không dám vươn khơi. Việc chỉ khai thác quanh quẩn vùng lộng, cách bờ 50-60 hải lý, chủ yếu đánh bắt cá nục, bánh lái… giá trị kinh tế không cao. Chính sách HTNL đã khuyến khích, tạo động lực mạnh mẽ cho ngư dân vươn khơi bám biển, góp phần khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Theo ông Ngô Đức Xuyên ở xã Phú Thuận (Phú Vang), từ khi có điều kiện vươn khơi, đến vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa thì hiệu quả khai thác cao rõ rệt. Các loại hải sản đánh bắt đều có giá trị kinh tế cao như thu, chủa, cờ, ngừ đại dương… Nhiều chuyến biển kéo dài có khi cả tháng đánh bắt từ 5 tấn đến cả chục tấn cá, lãi từ vài trăm triệu đồng trở lên. Riêng năm 2018, bình quân mỗi chuyến biển, tàu của tui cũng như nhiều tàu trên địa bàn lãi 300 triệu đồng.
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An, ông Ngô Văn Đủ cho biết, có khoảng 70-80% trong tổng số tàu ĐBXB hơn 100 chiếc trên địa bàn thị trấn được hưởng chính sách HTNL. Tùy thuộc vào công suất, mỗi chủ tàu được hỗ trợ từ 50-70 triệu đồng/chuyến biển (đợt 2). Đây là động lực lớn cho ngư dân quyết tâm vươn khơi.
Không chỉ tàu khai thác mà cả đội tàu hơn 70 chiếc làm dịch vụ hậu cần, thu mua hải sản trên biển cũng được hưởng chính sách HTNL, tạo điều kiện bám biển, thường xuyên sát cánh cùng ngư dân để cung ứng nhiên liệu, thu mua, vận chuyển hải sản vào bờ kịp thời.
Ngư dân Phan Văn Chinh ở thị trấn Thuận An (Phú Vang) rất mừng khi hay tin tỉnh có quyết định hỗ trợ nhiên liệu (HTNL) đợt 2 cho tàu đánh bắt xa bờ (ĐBXB). Trước đó, ông Chinh cũng đã nhận được hỗ trợ đợt 1 năm 2018 với số tiền 70 triệu đồng. Đây là năm thứ 7 ngư dân được hưởng chính sách HTNL của Nhà nước.
Ông La Phúc Thành, Chủ tịch UBND huyện Phú Vang thông tin, Phú Vang là địa phương có số lượng tàu ĐBXB cao nhất toàn tỉnh với 170 chiếc, phần lớn công suất từ 400 CV trở lên. Hầu hết các tàu đều vươn khơi bám biển dài ngày, bình quân mỗi chuyến từ 15 ngày trở lên, chủ yếu hoạt động ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Đây cũng chính là điều kiện để địa phương được hưởng kinh phí HTNL đợt 2-2018 lớn nhất toàn tỉnh với gần 26 tỷ đồng. Số tiền đang được cơ quan chức năng hoàn thiện các thủ tục để chuyển cho ngư dân.
Ông Võ Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, toàn tỉnh có 288 chiếc tàu cá xa bờ thuộc diện được hưởng chính sách HTNL. Điều kiện được hỗ trợ là đối với các tàu hoạt động ở vùng biển xa, cách đảo Hoàng Sa, Trường Sa khoảng 20-30 hải lý; thời gian khai thác tính từ thời điểm tàu ra khỏi cửa biển đến khi trở về bờ là 15 ngày trở lên. Có nhiều kênh quản lý, định vị tàu hoạt động vùng biển xa, như xác nhận của lực lượng biên phòng ở Hoàng Sa, hoặc bằng công nghệ vệ tinh; tại các tàu trang bị máy “bấm điểm” thể hiện vị trí, tọa độ hoạt động. Tại Chi cục Thủy sản tỉnh còn có thêm thiết bị định vị nhằm quản lý, xác định vị trí của các tàu hoạt động trên biển…