Gặp chủ nhân “lú tôm còi”

Từ một người quanh năm sống với nghề vá lưới thuê, nay đây mai đó, nhưng rất chịu khó mày mò, học hỏi và thử nghiệm, anh Trần Thanh Hiền, trú tại ấp Hòa Đức, xã Tân Đức (Đầm Dơi, Cà Mau) đã trở thành một nông dân có nhiều sáng chế, làm ăn phát đạt. Anh bảo, người nông dân có tính cần cù rồi, nhưng muốn phát triển được thì cần phải có những sáng tạo.

ráp lú
Anh Hiền ráp lú cung cấp cho người dân.

Trở thành người sáng chế

Tôi biết anh Huỳnh Thanh Hiền trong một lần đi xuống cơ sở, được giới thiệu đến ghi hình chân dung nhà nông ham làm, vượt khó này, với nghề thủ công tạo ra các ngư cụ đánh bắt thủy sản. Sở trường nhất là ráp được loại lú (một ngư cụ bắt tôm, cua, cá) ít bị cua biển cắn phá. 

Nghe loại lú ấy, dân trong vùng thích lắm nhưng không có mấy người tin. Họ hoài nghi, tìm đến anh dò hỏi nhưng không mua. Anh Hiền giải thích, thậm chí chỉ luôn cách làm. Không biết những hộ ấy có về làm thử hay không, nhưng về sau tự động tìm đến đặt anh làm loại lú ấy mà không cần quan tâm giá cả. Hài lòng với công năng của sản phẩm mới, họ gắn luôn cho anh biệt danh: “Hiền lú”. 

Bốn năm sau, Hiền gọi điện cho tôi, khoe vừa làm được cái lú bắt tôm còi. Nghe sơ qua, tôi thấy khấp khởi. Bởi xứ Cà Mau có rất nhiều ao nuôi tôm công nghiệp, nhưng bầy tôm trong ao thường không lớn đồng đều, có to có nhỏ (tôm còi). Nếu có thiết bị bắt được, thì khi thu hoạch người nuôi lãi thêm từ 10-25% giá bán. Đó cũng là nguyên do tôi đến tận nhà anh lần thứ hai. Ngắm cơ ngơi khang trang, tôi biết Hiền đang “ăn nên làm ra”. 

Tìm hiểu ra, “lú tôm còi” của anh vẫn chưa được kiểm chứng, và người dân chưa tin. Tôi đã nhờ người thân của mình để cho anh Hiền làm kiểm chứng. Nhà người thân tôi cách anh Hiền chưa đầy hai km, có hai đầm tôm sú công nghiệp sắp thu hoạch, nhưng lẫn lộn con to, con nhỏ. Hiệu quả thật bất ngờ. Người thứ hai làm thử nghiệm là anh Ngô Bá Thành, nuôi tôm công nghiệp ở cùng xã với anh Hiền, hiện là Phó Bí thường trực Huyện ủy Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau). Kết quả cũng đúng như những gì anh Hiền nói. Lú bắt được hết tôm nhỏ. 

Năm 2011, sáng kiến “lú bắt tôm còi” của anh Hiền đã đoạt giải ba tại hội thi sáng tạo kỹ thuật do tỉnh Cà Mau phát động. Sau ngày ấy, “lú tôm còi” của anh Hiền (người nông dân chỉ mới học hết lớp bốn trường làng) đã có mặt ở nhiều vùng nuôi tôm công nghiệp của Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và tận miền duyên hải Trà Vinh, Bến Tre. 

Chuyện cổ tích “lục bình”… 

Cuộc sống của vợ chồng anh Hiền khác xưa nhiều quá. Chị Trần Thị Hương - vợ anh Hiền khoe rằng, nhờ “mua may, bán đắt” nên vừa thuê thêm được hơn bốn công vuông nuôi tôm, có mặt tiền lớn dưới triền sông và mở rộng vựa cây. Đây cũng là lần hiếm hoi tôi nghe vợ chồng anh Hiền nói nhiều về chuyện làm ăn, cả chuyện đời tư trong quá khứ… 

Nhà ít đất sản xuất, lại đông anh chị em, nên anh Hiền sớm dở dang việc học để theo cha mẹ vá lú thuê cho bà con trong vùng. Đến năm 19 tuổi, anh bỏ quê (ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) xuống nhà người chú út ở miền biển thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân,

Cà Mau) lập nghiệp. Hành trang mang theo là hai bộ đồ và cây ghim vá lú. Trong một lần đói bụng, không tiền, anh Hiền ăn bánh cam thiếu chịu và quen được cô bán bánh miền biển Trần Thị Hương. Sau này anh mới biết, cô bán bánh cam kém mình hai tuổi, ở sau nhà chú ruột, cũng có đông anh chị em và nghèo khó giống mình. Sau ba năm “ăn bánh cam trước, trả tiền sau”, anh vá lú thuê đã nên vợ nên chồng với cô bán bánh. 

Đám cưới nghèo diễn ra đơn sơ, chỉ có hai mâm cơm ra mắt họ hàng nội ngoại. Không lâu sau ngày cưới, như nhánh lục bình, vợ chồng anh Hiền rong ruổi theo các triền sông, mượn đất dựng chòi, hành nghề vá lú, vá lưới mưu sinh. Cho đến ngày có nhà ở ổn định như hiện nay, vợ chồng anh đã phải năm lần thay đổi chỗ ở. 

Nhắc chuyện nay đây mai đó, anh Hiền bỏ dở bát cơm, nghèn nghẹn: “Hàng chục năm trời xuôi ngược các bến sông, vợ chồng tôi hiếm khi đủ cơm ăn no cái bụng”. Chị Hiền nói thêm rằng, nơi dừng chân lâu nhất là ngã ba Thầy Ký (xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi). Trong tám năm trời ở nhờ trên phần đất của hộ dân ven kinh Thầy Ký để vá lú thuê, có hơn một nửa thời gian vợ chồng chị phải chạy gạo ăn từng bữa. 

Sau cơn bão Linda (1997), vợ chồng anh Hiền được dân trong vùng thuê ráp ba miệng đáy (ngư cụ bắt thủy sản dưới sông), nhận tiền công được hai triệu đồng. Nhờ số tiền ấy, vợ chồng anh mua được hai chỉ vàng, một chiếc xuồng cũ đưa đò ngang sông và mua lưới ráp được 12 cái lú để khai thác thủy sản. “Đó là lần đầu tiên chúng tôi có được những cái lú cho riêng mình. Gia đình tôi thôi đi mượn gạo ăn”, anh Hiền nhớ lại. 

Cột mốc đánh dấu sự đổi thay lớn trong cuộc sống của vợ chồng anh Hiền là một năm sau khi Cà Mau chuyển đổi sản xuất, ngư cụ đánh bắt thủy sản ở vùng chuyên nuôi tôm trở nên thịnh hành và phổ biến. “Thời điểm ấy, vợ chồng tôi thức liên tục trong ba tháng (mỗi ngày chỉ ngủ hai tiếng) để ráp lú cho bà con trong vùng. Tổng số tiền công được nhận là 30 triệu đồng”, anh Hiền cho biết. 

Nhờ số tiền lớn ấy, vợ chồng anh mua được lưới, tự làm ra ngư cụ để bán cho bà con trong vùng, thoát cảnh vá lú thuê. Và cũng nhờ số tiền ấy, gia đình anh thoát cảnh ở nhờ, trôi dạt như nhánh lục bình miền sông nước, xây dựng nhà ở cố định. Anh Hiền cho hay: Số phận gắn chặt anh với nghề ráp lú, với con tôm con cá. Cũng chính vì gắn bó với nghề, nên anh luôn chú ý những vướng mắc, ngăn trở trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, và có nhiều sáng tạo hữu ích, giúp bà con trong vùng thêm nhiều cơ hội thay đổi cuộc sống.

Mừng hơn, bởi trong lần gặp này, tôi biết con gái lớn của anh - cháu Huỳnh Ngọc Diệu đang theo học trang điểm, làm tóc. Còn cậu con trai út, cháu Huỳnh Ngọc Anh, đang tìm nơi học sửa chữa điện thoại di động. Cuộc sống đã thật sự mỉm cười với người nông dân cần cù, lương thiện và giàu tinh thần sáng tạo ấy.

Báo Nhân Dân, 17/04/2016
Đăng ngày 18/04/2016
Bài và ảnh: Hữu Tùng
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 06:15 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 06:15 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 06:15 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 06:15 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 06:15 22/11/2024
Some text some message..