Ghé thăm “kinh đô” rắn

Về miền Tây nếu không một lần ăn rắn, coi như chưa biết gì về châu thổ Cửu Long. Và, những “thầy” ăn rắn, nhậu rắn, ghiền rắn tới đẳng cấp “sành điệu” ở vùng đất phì nhiêu này, không ai không biết Tam Nông - chợ quê nhỏ bé nhưng âm thầm nổi tiếng bởi thịt rắn ở mạn vùng Đồng Tháp.

Rắn bày bán bò lổm ngổm ở chợ rắn.
Rắn bày bán bò lổm ngổm ở chợ rắn.

Chưa tới 5 giờ sáng, anh Phi đã đánh thức tôi dậy để đi chợ rắn. Nằm lọt thỏm giữa thị trấn Tràm Chim, chợ rắn Tam Nông nhỏ bé, xộc xệch, le lói dưới ánh đèn điện khi tỏ, khi mờ… Hàng chục thương lái chở, vác những bao tải, bao cói tấp nập ghé các quầy hàng trong chợ. Anh Phi dẫn tôi đến trước một quầy có vẻ to nhất, với nhiều thùng tôn vuông, tròn, lớn , bé, đậy nắp kín như bưng.

Nhìn đâu cũng thấy rắn

Nhác thấy một người đàn ông vác bao tải lặc lè đặt phịch xuống đất, chị Tám – chủ quầy, ngoài 50 tuổi – xởi lởi: “Anh đổ vào đây giùm tui”. Người đàn ông cắt dây buộc miệng bao, dốc cả bao tải vào chiếc thùng bằng tôn. Tôi đến gần hơn, hàng trăm con rắn đủ loại túa ra, bò lổm ngổm, đầy ắp cả thùng. Quả thật nếu ai đó yếu tim, hẳn không thể dừng chân lâu hơn để ngó nhìn. Hàng chục quầy khác kề bên quầy chị Tám, cũng… cơ man những rắn là rắn. Chị Tám “rắn” kể: “Tui bán rắn hơn chục năm rồi, còn chợ rắn Tam Nông này đã có từ lâu lắm, tui không nhớ… Chỉ biết từ nhỏ, theo má đi chợ mua rắn về hầm sả, đã không biết bao nhiêu lần tới chợ. Mùa nước nổi, Đồng Tháp Mười mênh mông nước bao nhiêu thì chợ Tam Nông cũng… mênh mang rắn bấy nhiêu. Tui đi chợ mua rắn miết, rồi trở thành chủ vựa bán rắn lúc nào không hay”.

Tầm 6 giờ sáng, bình minh lên, ánh đèn điện nhạt dần, cũng là lúc chợ rắn bắt đầu tấp nập, sôi động người mua, kẻ bán. Hàng trăm thương lái từ khắp các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang… thậm chí, từ các tỉnh miền Đông như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… đổ về mua rắn. Cả chợ ngập chìm trong cái không khí mua bán thật nhộn nhịp, nhưng chẳng giống bất kỳ một chợ nào ở bất cứ đâu… Phía bên kia, chị Năm Nga vừa sang lại 50kg rắn từ một thương lái chở từ miệt giáp biên giới Campuchia xuống. Trả tiền xong, chị thong thả… thò tay vào bao tải, bốc từng con rắn ri voi, ri cá hoặc bông súng, bỏ vào từng ngăn chứa làm bằng kính trong. Thấy tôi há mồm ngạc nhiên, chị cười giải thích: “Mấy “ông” ri này lành lắm, không cắn; hơn nữa bán rắn lâu năm, chị quen rồi. Cỡ “đại” thì cho vào đây, cỡ “trung” thì cho vào ô này, còn cỡ “nhí” thì vô ngăn cuối cùng”. Dường như kinh nghiệm bán rắn lâu năm đã tạo cho chị Năm Nga một kỹ năng bắt, chọn rắn tới cấp độ thành thục. Chỉ ước lượng bằng mắt, kết hợp bàn tay dẻo dai, nhịp nhàng, chị đã thó từng con rắn (không phân biệt loại), bỏ vào 3 ngăn của bể kính, theo kích thước đại – trung - nhí của chúng, mà không một lần vuột tay đánh rơi rắn xuống đất. “Cái hay của người bán rắn là ở chỗ đó” – anh Phi nói.

Độc đáo “khô rắn Tam Nông”

kinh đô rắn

Chế biến đặc sản “khô rắn Tam Nông”. Ảnh: H.Hưng

Có lẽ vì đi đâu cũng thấy rắn, ra ngõ, vào chợ là… cơ man rắn nên không biết tự bao giờ, người dân Tràm Chim đã chế biến cho mình một món đặc sản không giống bất kỳ nơi nào – khô rắn. Ngay tại chợ rắn Tam Nông, chúng tôi đã mục sở thị ở khá nhiều quầy cách làm khô rắn. Ở một góc phía nam chợ, ngay tại vựa rắn của mình, anh Cường đang hí húi, thoăn thoắt lột da từng con rắn và chất thành một đống ngồn ngộn, ước chừng hơn 1 tạ. Anh giải thích: “Vựa của tôi thu mua khoảng 400kg rắn các loại mỗi ngày. Anh thấy đấy, trong hàng tạ rắn, sẽ có một số con chết, bị thương, hoặc gãy đầu, gãy đuôi, gãy ngang lưng… Những con như thế không ai mua cả. Để không bị lỗ và gỡ vốn, chúng tôi chế biến thành khô rắn. Ai dè, khô rắn hoá ra thành đặc sản thứ thiệt của Tam Nông, dân nhậu khắp nơi bén mùi, đặt hàng mua hà rầm, bán chạy còn hơn cả tôm tươi”.

Để chế biến được một ký khô rắn, cần có 10kg thịt rắn tươi. Rắn bông súng và rắn trun, thường được chế biến thành khô rắn, vì có rất nhiều ở địa phương và dễ làm. Phần da rắn cũng không bỏ đi, được các cơ sở sản xuất mua gom làm phân bón rất tốt cho đất hoặc chế biến thành thức ăn nuôi cá tra, cá ba sa... Không có gì bị bỏ phí đi từ con rắn. Ở một quầy khác, tôi thấy có tới 2 thùng thiếc chứa hơn 100kg rắn đã chết, theo lời bà chủ - chị Tư Đỉnh - đang chờ 3 người thợ tới lột da, róc thịt, rút xương và mang đi ướp muối. Sau khi ướp muối xong, thịt rắn sẽ được phơi nắng thật khô trong 3 ngày. Xong công đoạn này, quan trọng nhất là ướp gia vị, sấy khô. Và cuối cùng, đóng gói với thương hiệu dân gian truyền miệng hết sức độc đáo “khô rắn Tam Nông”. Khô rắn chế biến từ thịt rắn được bán tại chợ Tam Nông với mức giá từ 350 – 400 ngàn đồng/kg, lãi 30.000 đồng/kg. Khô rắn được làm từ xương rắn thì rẻ hơn, khoảng 100 ngàn đồng/kg. Loại khô này thường bán cho dân nhậu. Khô rắn chính hiệu từ chợ rắn Tam Nông, dường như làm ra tới đâu, bán hết ngay tới đó. Vì vậy, có không ít người trong thị trấn Tràm Chim đã lợi dụng sự nổi tiếng của “khô rắn Tam Nông”, lừa đảo khách hàng làm giả khô rắn Tam Nông bằng thịt… trăn. Anh Phi nói: “Khô rắn Tam Nông nướng hay chiên giòn đều ngon. Nhưng phải nướng bằng than củi; lúc ăn cho vị rất đậm đà, vừa ngọt, vừa dai, lại mềm… Còn loại khô nào mà khi cắn vô dai nhách, nhạt thếch, đích thị là khô rắn giả”.

Chợ rắn Tam Nông, ngoài rắn là chính, cũng có không ít quầy bán chim, chuột, rùa, cúm núm, gà nước, lươn, ếch… Tuy nhiên, vẫn không con nào qua được con rắn, nơi xứ chợ quê này.

Lan man chuyện con rắn

3 ngày về Tràm Chim cũng là 3 ngày chúng tôi ngập chìm trong những bữa ăn, tiệc nhậu… rắn với rắn hầm, rắn nướng, lẩu rắn, khô rắn chiên… Và một câu hỏi cứ ám ảnh mãi với tôi, rằng cứ cái đà này, liệu có còn rắn trong tự nhiên nữa hay không? Có người nói: “Chú em cứ lo bò trắng răng. Miền Tây không bao giờ hết rắn. Trời sinh ra sông nước miền Tây thì phải sinh… rắn cho mình ăn chứ”. Trong lúc đó, anh Nguyễn Văn Hùng – Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim – cho biết: “Trên thực tế, ở Tràm Chim đã xuất hiện mô hình nuôi rắn ri voi rất kinh tế như trại nuôi rắn ri voi thương phẩm rất nổi tiếng của ông Mai Minh Mẫn ở xã Phú Thành A. Mỗi năm, trại rắn ri voi này thu lãi hàng trăm triệu đồng. Rắn bán ở chợ, ngoài nguồn tự nhiên còn có rắn nuôi bổ sung mới đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Với mô hình nuôi rắn kinh tế, chúng tôi khuyến khích người dân. Còn việc bắt rắn tự nhiên, đặc biệt là trong khu vực Vườn Quốc gia Tràm Chim, chúng tôi tuyệt đối nghiêm cấm”. Chả trách trước đó khi trò chuyện lan man ngoài chợ Tam Nông, tôi tiết lộ lát nữa sẽ gặp anh Hùng - giám đốc vườn - anh Cường tỏ ý không vui vì “bọn tui buôn rắn, mà ổng thì cản ngăn, không ủng hộ”.

Đã có rất nhiều đánh động về tình trạng đánh bắt trái phép rắn, chim, thú ở Đồng Tháp Mười, nhất là khu vực Vườn Quốc gia Tràm Chim trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên vì mưu sinh, nên nói như một thợ săn rắn ở đây là “trách nhiệm của cơ quan chức năng là đánh động, còn việc của thợ săn chúng tôi là… bắt rắn để kiếm cơm” (!). Và với lý luận đó, chợ rắn Tam Nông bao nhiêu năm nay vẫn cứ đầy ắp rắn, nhất là vào mùa nước nổi. Khó nữa là hầu hết rắn bán ở Tam Nông đều không nằm trong danh sách cấm. Vì vậy, bà con vẫn tha hồ nhập, tha hồ xuất ê hề các “anh” ri voi, ri cá, bông súng… để phục vụ cho dân nhậu miền Tây “sành điệu”.
 

1 triệu đồng/kg rắn ri voi

Mùa nước nổi (khoảng tháng 9 – 10 hằng năm), rắn xuất hiện rất nhiều ở khu vực Vườn Quốc gia Tràm Chim và miệt biên giới Campuchia. Rắn bắt được, người ta gom hết về chợ Tam Nông và từ đây, rắn mới toả đi khắp các vùng miền, qua các thương lái. Tùy “gu” của mỗi vùng, từng loại rắn được các chủ vựa phân phối, với các mức giá khác nhau. Rắn ri voi, với trọng lượng 1kg/con, thường được thương lái TP. Hồ Chí Minh mua với giá 1 triệu đồng. Vì vậy, loại ri voi 1kg/con được các chủ vựa chọn ém riêng trong một thùng đậy nắp kín mít. Còn lại, những con có trọng lượng dưới 0,5kg/con thì chỉ ở mức giá từ 400 – 600 ngàn đồng/kg. Riêng loại rắn nước có giá khá rẻ từ 100 – 400 ngàn đồng/kg. Chị Tám “rắn” bật mí: “Đa phần ở đây là bán những loại rắn đặc sản miền sông nước như: Ri cá, ri voi, bông súng, hổ hành…Thỉnh thoảng cũng có những loại rắn độc, nhận đặt hàng theo yêu cầu của khách như: Hổ mang, hổ đất…, song rất hiếm”.

 

Lao động
Đăng ngày 02/02/2013
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 15:21 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:21 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 15:21 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 15:21 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 15:21 14/01/2025
Some text some message..