Ngày 29/1, ông Gulkin nhận định rằng giá cá tra nguyên liệu từng chạm mức 32.000 VNĐ/kg khi một số nhà chế biến cá tra lớn đã được đặt hàng cho tới tháng 6/2018.
Một nhà nhập khẩu EU cho biết thị trơngf đang gặp áp lực lớn khi “nguồn cung giảm, nhu cầu cao, giá cao. Một số các nhà máy phải đóng cửa vài ngày mỗi tuần do thiếu nguyên liệu thô”. Tuy nhiên, sản xuất cá tra thế giới dự báo dự báo tăng 20% năm 2018 so với năm 2016, chủ yếu là tăng sản lượng tại Việt Nam và Bangladesh, theo dữ liệu trình bày tại Hội nghị Thị trường Thủy sản Toàn cầu (GSMC).
Theo dữ liệu tại hội nghị có nguồn từ UN FAO và Global Aquaculture Alliance, sản xuất cá tra ước tính đạt 2,498 triệu tấn năm 2016 và 2,771 triệu tấn năm 2017. Đối với năm 2018, sản xuất cá tra dự báo tăng lên 2,977 triệu tấn. Tại Việt Nam, nước sản xuất cá tra lớn nhất thế giới, sản lượng cá tra ước tăng từ 1,172 triệu tấn năm 2016 lên 1,237 triệu tấn năm 2017 và 1,201 triệu tấn năm 2018.
Trung Quốc cho thấy là một động lực nhu cầu mạnh, và theo ông Phan Sang – chủ tịch của Vĩnh Hoàn USA – phát biểu tại GSMC, áp lực chính sách gần đây mà Mỹ áp dụng có thể “nắn” luồng thương mại cá tra chuyển sang thị trường Trung Quốc và thị trường này sẽ chiếm thị phần ngày càng lớn trên thị trường cá tra. Trung Quốc vốn đã thế chân Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, ông Phan Sang nhấn mạnh.
Trong 10 tháng đầu năm 2017, Mỹ nhập khẩu 263.000 tấn cá tra từ Việt Nam và trong cả năm 2017 sẽ nhập khẩu với lượng thấp hơn mức 384.000 tấn trong năm 2016, dựa trên dữ liệu cung cấp tại hội nghị. Mỹ sẽ chỉ chiếm thị phần 21% trong xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2017, so với mức 33% năm 2016, theo bài trình bày tại hội nghị.