Giá cua đặc sản Cà Mau đạt mức kỷ lục dịp sát Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, giá cua Cà Mau đạt mức tiền triệu, cũng là mức kỷ lục. Người nuôi thở phào sau dịch và hứa hẹn có một cái Tết vui tươi.

thu hoạch cua
Người dân Cà Mau thu hoạch cua có thể bằng cách đặt lú. Ảnh: Báo Dân Trí

Giá cua nuôi ở Cà Mau, nơi nổi tiếng nuôi cua ở miền Tây, đang ở mức khá cao, thậm chí là đạt kỷ lục. Như cua gạch, loại cua được xem là đặc sản, nổi tiếng nhất ở Cà Mau, có giá một triệu đồng/kg, cua thịt y nhất loại 300 gram trở lên 500.000 đồng/kg, cua y tứ dưới 300 gram khoảng 300.000 đồng/kg.

cua cà mau
Cua to, thịt chắc... Ảnh: Báo Dân Trí

So với trước tháng Chạp, giá cua đã tăng 10-20%, thậm chí đến 50%. Cua gạch đang đạt mức  giá kỷ lục khi bình thường trung bình chỉ khoảng 450.000 đồng - 500.000 đồng/kg nhưng nay tăng lên. 

Với giá cua này, người nuôi phấn khởi, hứa hẹn đón một cái Tết cổ truyền vui tươi, đầm ấm sau một năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Văn Hài (ngụ huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) cho biết, ông có hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi cua, tôm. Để có cua bán vào dịp Tết, từ tháng 5 Âm lịch, ông bắt đầu thả nuôi. Sau 6 tháng, cua đạt cân nặng khoảng 300 gram, bắt đầu có gạch và thời điểm này thu hoạch để bán Tết.

cua gạch
Cua gạch đang có giá rất cao những ngày cận Tết. Ảnh: Báo Dân Trí.

Với hơn 2 ha nuôi tôm, cua, những ngày cận Tết, mỗi ngày ông Hài bắt được 5 kg cua thương phẩm. Bán cua với giá nêu trên, ông thu về hàng triệu đồng. "Do nhu cầu của dân trong dịp Tết, cua giá cao nên chỉ cần bắt vài con cua gạch là đã có khoảng tiền lo cho gia đình có cái Tết tươm tất", ông Hài chia sẻ.

Còn ở Bạc Liêu, chị Nguyễn Thị Dao (kinh doanh cua ở TP Bạc Liêu) cho biết, từ đầu tháng Chạp đến nay, giá cua "nhảy múa" liên tục. Đến nay, giá cua gạch đã ở ngưỡng từ 900.000 đồng đến 1 triệu đồng một kg. Còn cua thịt cũng dao động từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/kg.

cua cà mau
Mỗi ngày thu hoạch chừng vài ký cua là có tiền ăn Tết (Ảnh: HH).

"Chưa năm nào giá cua lại cao như vậy, tăng so với năm trước 20-30%, cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người khá cao, do đó giá cua cũng tăng theo. Người nuôi cua bán được thì ăn Tết lớn", chị Dao bày tỏ.

Một số người có thâm niên nuôi cua ở Cà Mau cho biết, cua ở vùng đất này được nuôi trong điều kiện tự nhiên thuận lợi nên thịt chắc, gạch béo khó có nơi nào bì kịp. Do đó, cua vùng bán đảo Cà Mau nói chung, ở Cà Mau nói riêng rất nổi tiếng gần xa và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 28/01/2022
Nhật Linh Đan
Kinh tế

Trầy trật hàng thủy sản ngày cận tết

Nhiều nhà nông miền Tây đứng ngồi không yên trước thông tin nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc. Đặc biệt, những ngày gần đây một số mặt hàng thủy sản có dấu hiệu xuống giá khi Tết Nhâm Dần đã gần kề.

tôm thẻ chân trắng
• 11:25 21/01/2022

Giá lợn hơi đang tăng lên từng ngày

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá lợn hơi đang tăng từng ngày và dao động phổ biến từ 35.000-45.000 đồng/kg, tùy vùng.

nuôi heo
• 15:53 27/10/2021

Không tiêu thụ được, người nuôi trồng thủy hải sản tại Đà Nẵng “kêu cứu”

UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng cho biết, hiện trên địa bàn còn khoảng 40 tấn hải sản nuôi trồng đang vào vụ thu hoạch nhưng gặp khó trong đầu ra. Mặc dù các chợ đã mở cửa trở lại nhưng công suất hoạt động hạn chế khiến tiểu thương không mặn mà với hải sản nuôi trồng.

nuôi cá lồng bè
• 17:12 05/10/2021

Lươn đồng, cá rô quá lứa, nông dân mỏi mòn đợi bán

Thời gian qua, ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến việc tiêu thụ một số nông sản, gây khó khăn cho đời sống nông dân. Tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), nhiều hộ nuôi trồng thủy sản như lươn, cá rô, ếch đang tìm cách “sống chung” với dịch bệnh để duy trì sản xuất.

nông dân mùa dịch
• 11:03 28/09/2021

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Nhìn nhận chặng đường vừa qua của ngành thủy sản trong năm 2023

Hiện nay, ngành thủy sản ở nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, song nếu có những kế hoạch, chiến lược đúng đắn và kịp thời, chúng ta sẽ hóa giải những khó khăn đó và biến chúng thành cơ hội.

Tàu thủy sản
• 12:06 11/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 16:54 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 16:54 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 16:54 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 16:54 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 16:54 23/09/2023