Dưới đây là các dự báo về ngành thủy sản giai đoạn 2017 – 2026 theo báo cáo Triển vọng Nông sản 2017 – 2026 của OECD FAO:
Không tính thực vật, sản xuất thủy sả toàn cầu dự báo đạt 194 triệu tấn vào năm 2026, với mức tăng 26 triệu tấn, tương đương 15% so với giai đoạn cơ sở (trung bình giai đoạn 2014 – 2016).
Phần lớn tăng trưởng sản xuất thủy sản sẽ tập trung tại các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Á.
Động lực tăng trưởng sản xuất chính đến từ nuôi trồng thủy sản, theo đó đên snawm 2026, sản lượng thủy sản nuôi trồng dự báo tăng 34% so với giai đoạn cơ sở (trung bình giai đoạn 2014 – 2016).
Sản lượng thủy sản nuôi toàn cầu dự báo vượt mốc 100 triệu tấn lần đầu tiên vào năm 2025 và đạt 102 triệu tấn vào năm 2026.
Nuôi trồng thủy sản sẽ tiếp tục là một trong những ngành sản xuất thực phẩm tăng trưởng nhanh nhất, bất chấp tốc độ tăng trưởng chậm lại: từ 5,3% trong thập kỷ trước xuống 2,3% trong giai đoạn 2017 – 2026.
Nguồn cung thủy sản nuôi trồng lớn sẽ tiếp tục đến từ các nước châu Á, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng thủy sản nuôi năm 2026. Trung Quốc sẽ tiếp tục là nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm 63% tổng sản lượng thủy sản nuôi toàn cầu đến năm 2026.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản vượt sản lượng khai thác thủy sản (bao gồm cho cả sử dụng phi thực phẩm) vào năm 2012. Đến năm 2026, sản lượng thủy sản nuôi trồng sẽ chiếm 53% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu và chiếm 58% tổng sản lượng thủy sản sản xuất cho tiêu dùng trực tiếp (ngoại trừ sử dụng cho mục đích phi thực phẩm).
Bất chấp vai trò ngày càng tăng của nuôi trồng thủy sản trong tổng nguồn cung thủy sản, ngành khai thác thủy sản được cho vẫn là nguồn cơ bản cho hàng loạt các chủng loại thủy sản và rất quan trọng cho an ninh lương thực nội địa và quốc tế.
Tiêu dùng thủy sản toàn cầu được dự báo tăng 19%, tương đương 29 triệu tấn, đến năm 2026 so với giai đoạn cơ sở (trung bình 2014 – 2016).
Trong 177 triệu tấn thủy sản được tiêu dùng toàn cầu vào năm 2026, mức tiêu dùng thấp nhất được dự báo sẽ tại khu vực châu Đại dương và Mỹ Latin. Trong khi đó, châu Á vẫn sẽ tiêu dùng hơn 2/3 tổng tiêu dùng thủy sản làm thực phẩm toàn cầu, tương đương 127 triệu tấn, trong đó 56 triệu tấn được tiêu dùng tại các nước ngoài Trung Quốc. Châu Á cũng được dự báo sẽ tiếp tục chiếm phần lớn tăng trưởng tiêu dùng toàn cầu, chiếm 76% mức tăng tiêu dùng thủy sản đến năm 2026.
Tiêu dùng thủy sản trên đầu người trên toàn cầu được dự báo đạt 21,6 kg đến năm 2026, tăng từ mức trung bình 20,3 kg trung bình giai đoạn 2014 – 2016.
Tiêu dùng thủy sản đầu người sẽ tăng lên ở tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Phi, nơi tăng trưởng dân số vượt mức tăng nguồn cung thủy sản làm thực phẩm.
Suy giảm tiêu dùng thủy sản làm thực phẩm tại châu Phi là một mối lo ngại về khía cạnh an ninh lương thực, do thủy sản đóng vai trò dinh dưỡng chính tại khu vực ngày, thông qua cung cấp các vi chất và proteins rất quan trọng. Hiện trung bình thủy sản chiếm khoảng 19% tổng mức hấp thụ protein động vật, và đối với một số nước châu Phi, tỷ trọng lên đến 50%.
Tiêu dùng thủy sản sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn tại các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển, nơi tiêu dùng nhìn chung tăng trưởng chậm lại.
Thủy sản và các sản phẩm thủy sản sẽ tiếp tục được giao dịch rộng rãi, với khoảng 35% tổng sản lượng thủy sản dùng để xuất khẩu vào năm 2026.
Các nước đang phát triển sẽ tiếp tục là các nhà xuất khẩu chính các mặt hàng thủy sản cho tiêu dùng ở người, và thị phần của các nước này trong tổng lượng xuất khẩu toàn cầu sẽ tăng từ 67% giai đoạn 2014 – 2016 lên 68% vào năm 2026. Trong cùng kỳ so sánh, các nước phát triển sẽ giảm tỷ trọng lượng nhập khẩu từ 53% xuống còn 52% trên thị trường toàn cầu.
Về giá thực tế, giá thủy sản được dự báo giảm trong thập kỷ tới, từ mức cao kỷ lục đạt được vào năm 2014.