Giá tôm hùm giảm quá nửa, người nuôi mất ăn mất ngủ

Thay vì mua số lượng cả tấn với giá cao để xuất khẩu thì nay thương lái ngừng thu mua hoặc chỉ mua nhỏ giọt với giá rẻ để tiêu thụ nội địa khiến người nuôi tôm hùm gặp khó khăn chồng chất.

tôm hùm
Giá tôm hùm liên tục giảm. Ảnh: Như Quỳnh

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, người nuôi tôm hùm ở Phú Yên và Khánh Hòa như ngồi trên đống lửa khi giá tôm liên tục xuống thấp trong khi giá thức ăn ngày một tăng cao.

Anh Nguyễn Văn Vinh, trú tại Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, Trước Tết Nguyên đán, giá tôm hùm xanh được thu mua ở mức 1,1-1,2 triệu đồng/kg nhưng hiện tại giá tôm hùm đã giảm gần một nửa, chỉ còn 700 nghìn đồng/kg nhưng cả tháng nay, các tàu thu mua tôm hùm của thương lái không đến thu mua. “Mỗi ngày, 30 lồng tôm nhà tôi ăn hết 7 triệu đồng tiền thức ăn, chưa kể tiền thuê người lặn xuống cho tôm ăn. Trong khi đó, giá tôm thì thấp, cửa khẩu không biết khi nào mới hết tắc, xót ruột lắm”, anh Vinh nói.

Cũng nuôi hơn 4.000 con tôm hùm bông tại Vạn Ninh (Khánh Hòa), ông Phạm Văn Toàn cho biết, thời điểm này trước Tết, thương lái tranh nhau mua với giá hơn 2 triệu đồng/kg nhưng hiện tại rớt giá chỉ còn từ 1,2-1,4 triệu đồng/kg. Tôm hùm xanh cũng chỉ còn 720 nghìn đồng/kg. “Để cầm cự, mỗi ngày tôi phải chi hơn 5 triệu đồng để mua thức ăn cho tôm. Mất ăn mất ngủ vì cả tỷ đồng tiền tôm vẫn nằm dưới biển, chưa bán được”, ông Toàn thở dài.

Giá thức ăn cho tôm cùng với chi phí xăng dầu liên tục tăng cao nhưng giá tôm hùm ngày một xuống thấp đã khiến anh Trương Quang, trú tại tổ dân phố Lợi Thủy, phường Cam Lợi (Cam Ranh, Khánh Hòa) như ngồi trên đống lửa. “Bỏ công sức, tiền của suốt 9 tháng trời để nuôi 50 lồng tôm, giờ được thu hoạch thì giá xuống thấp. Với giá 680 nghìn đồng/kg như hiện tại thì chỉ đủ tiền giống và thức ăn, còn người nuôi cả năm không những không có công mà còn lỗ cả tiền thuê người lặn”, anh Quang nói.

tôm hùm
Để tôm hùm có đầu ra ổn định thì cần phải xuất khẩu theo đường chính ngạch. Ảnh: Hồng Cảnh

Theo anh Quang, riêng tiền giống mỗi lồng hết khoảng 27-28 triệu đồng, tiền thức ăn để nuôi tôm trong suốt 9 tháng hết khoảng 35 triệu đồng/lồng, chưa kể tiền thuê người nuôi, thuê người lặn cho tôm ăn. Trong khi đó, nếu như trước đây, thương lái thu mua tôm hùm với số lượng lớn, giá cao để xuất khẩu thì hiện tại giá xuống thấp nhưng họ chỉ mua được số lượng rất ít để tiêu thụ nội địa. “Mỗi lồng riêng tiền thức ăn hết khoảng 200-230 nghìn đồng/ngày, 50 lồng hết cả chục triệu đồng tiền thức ăn nhưng giá tôm lại rẻ nên người dân càng nuôi càng lỗ. Chỉ mong cửa khẩu sớm thông quan trở lại để thương lái thu mua lại tôm hùm với giá cao, người nông dân đỡ khổ”, anh Quang chia sẻ.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, trên toàn tỉnh có khoảng 63.420 ô lồng nuôi tôm hùm với sản lượng đạt khoảng trên 1.000 tấn. Trong đó, 4 vùng biển trọng điểm nuôi tôm hùm là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh.

Trong khi đó, chỉ khoảng 20% sản lượng tôm hùm được tiêu thụ ở nội địa, số còn lại chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch và lệ thuộc vào thương lái thu mua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của Covid-19 khiến phía Trung Quốc lên tục đóng cửa các cửa khẩu hoặc đưa ra các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt các phương tiện vận chuyển cũng như hàng hóa nhập khẩu vào nước này khiến cho ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ tôm hùm.

Ông Võ Khắc Én – Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, thị trường, việc tiêu thụ tôm hùm thương phẩm trong thời gian tới vẫn gặp không ít khó khăn, giá cả lên xuống thất thường. Vì vậy, người dân phải hết sức lưu ý, theo dõi sát diễn biến của thị trường, thả nuôi đúng quy hoạch, có đăng kí, kê khai đầy đủ với cơ quan quản lý. Đây là những cơ sở quan trọng để đưa tôm hùm xuất khẩu theo đường chính ngạch, đảm bảo đầu ra ổn định cho tôm hùm.
Dân Việt
Đăng ngày 30/03/2022
Hồng Cảnh
Nông thôn

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025

Bình Định đẩy mạnh tăng cường công tác chống khai thác IUU

Ngày 08/3/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Thông báo số 90/TB-UBND ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg về triển khai các biện pháp chống khai thác IUU tỉnh Bình Định.

Tàu thuyền
• 10:29 13/03/2025

Bình Định phê duyệt 42 tàu cá đủ điều kiện khai thác thủy sản trên các vùng biển xa

Tháng 2 vừa qua, UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 21/02/2025 phê duyệt danh sách tàu cá đủ điều kiện tham gia khai thác hoặc dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đợt 02 năm 2025).

Tàu cá
• 09:28 11/03/2025

Năm 2025, Bình Định phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng thủy sản đạt 3,0%

Theo Kế hoạch hành động thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng Nông, lâm, thủy sản của Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định vừa được ban hành, mục tiêu trong năm 2025 phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP toàn ngành đạt từ 3,6% - 3,8%, nỗ lực cao nhất để đạt tăng trưởng ở mức 3,8%.

Tôm thẻ
• 09:20 10/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 12:10 19/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 12:10 19/03/2025

Cách nào giải quyết NO2 tối ưu tới thời điểm hiện tại

Việc duy trì môi trường nước sạch và ổn định là yếu tố sống còn để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của tôm.

Ao tôm
• 12:10 19/03/2025

Những dấu hiệu cho thấy tôm bị bệnh hoại tử gan tụy

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính còn được gọi là hội chứng tôm chết sớm là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với ngành nuôi tôm hiện nay. Bệnh này có thể gây ra tỷ lệ chết cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh là yếu tố then chốt giúp người nuôi có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:10 19/03/2025

Hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu hội tụ tại VietShrimp 2025 cùng kiến tạo vì ngành thủy sản xanh

Vietshrimp 2025 dự kiến chào đón hàng chục nghìn khách tham quan chuyên ngành, tạo nên không gian gian giao thương uy tín và chất lượng trong cộng đồng ngành thủy sản đặc biệt là lĩnh vực nuôi tôm tại Việt Nam.

Vietshrimp 2025
• 12:10 19/03/2025
Some text some message..