Giá tôm thẻ giảm mạnh, nhiều nông dân gặp khó

Thời gian gần đây, đầu ra của con tôm thẻ gặp nhiều khó khăn do giá tôm giảm mạnh. Trong khi đó, chi phí đầu tư cao, giá thức ăn tăng, khí hậu biến đổi khiến người nông dân luôn trong tình cảnh “điêu đứng”.

Thu hoạch tôm
Hơn 2 tháy nay, giá tôm thẻ giảm sâu khiến người nuôi lỗ lớn. Ảnh: Tép Bạc

Tình hình giá tôm thẻ rớt giá ở nhiều nơi 

Hiện nay, nhiều tỉnh tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), giá tôm thẻ tiếp tục giảm mạnh. Tính từ đầu tháng 5, cụ thể là ngày 6/5 thì mức giá của tôm nuôi ao bạt loại 30 con/kg có giá từ 134.000 - 136.000 đồng/kg. Nuôi ao đất từ 108.000 - 109.000 đồng/kg. Đối với giá của tôm thẻ loại 40kg/con, nếu nuôi ao bạt sẽ có mức giá là 111.000 đồng/kg và nuôi ao đất là 108.000 đồng/kg. 

Như vậy, các loại tôm nước lợ hay nước mặn đều có chiều hướng giảm. Nếu tính so với thời điểm trước tết nguyên đán 2023, thì giá mỗi kg tôm thẻ đã giảm từ 50.000 - 70.000 đồng/kg. Trong khi, chi phí đầu tư nuôi tôm công nghệ rất cao thì ngày một tăng lên. Song song với đó giá thức ăn, giá điện, giá nhân công tăng vọt,... khiến bà con nông dân đều rơi vào tình cảnh bị thua lỗ nặng.

Tôm thẻGiá tôm thẻ loại 30 con/kg có mức giá từ 134.000 đồng/kg - 136.000 đồng/kg. Ảnh: Tép Bạc

Theo ông Nguyễn Tấn Phá, hộ nuôi tôm tại tỉnh Bến Tre cho hay. So với giá tôm loại 30 con/kg, trước đây có giá trên 200 đồng/kg, loại 40 con/kg từ 170.000 - 180.000kg thì nay chỉ còn khoảng 110.00 đồng/kg. Giá tôm giảm mạnh trên 70.000 đồng/kg cộng với đó, giá thức ăn tăng, giá điện tăng. Thì trong khoảng thời gian này, người nuôi tôm hoàn toàn không có lãi. Với những bà con đang vay lãi ngân hàng thì càng thua lỗ nặng hơn. 

Về tỉnh Tiền Giang, ông Ngô Minh Tuấn - Một chủ trang trại tôm chia sẻ, với tình hình hiện tại, chi phí đầu tư lớn hơn so với chi phí bán ra nên bà con thua lỗ. Bước sang tháng 5, giá điện nhà nước tăng thêm 3%, trở thành áp lực đối với người nuôi tôm CNC. 

Tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, ước tính diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 186.000 ha. Riêng tại tỉnh Sóc Trăng đã chiếm khoảng 30% tổng diện tích nuôi tôm công nghệ cao. Năng suất và sản lượng tôm thu hoạch cũng tăng lên gấp 2-3 lần. Nên nếu xét riêng giá tôm hiện tại, rất khó để phát triển mô hình nuôi tôm nước lợ và nước mặn. Đặc biệt nhất là khó trong việc nhân rộng mô hình nuôi công nghệ cao. 

Giá tôm giảm do nguyên nhân nào? 

Một trong những nguyên nhân khiến giá tôm sụt giảm mạnh trong thời gian qua, chính là nhập khẩu tôm chậm, diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL tăng cao. Thêm vào đó là mô hình nuôi tôm CNC được nhân rộng. Từ đó, làm cho sản lượng tôm tăng cao, dẫn đến tình trạng cung vượt qua cầu. 

Bên cạnh đó, trước tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Làm cho thủy sản nước ta xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Bắc Mỹ bị giảm nghiêm trọng. Do đó, giá tôm thẻ trong nước cũng giảm kịch liệt theo.

Tôm thẻGiá tôm thẻ giảm mạnh, bà con nông dân thua lỗ, gặp nhiều khó khăn. Ảnh: st.app1h.com

Đồng thời, giá thức ăn, vật tư đầu vào không có dấu hiệu giảm. Thậm chí còn tăng cao khiến bào con đối diện với nhiều khó khăn. Rất ngại thả lại giống vì lợi nhuận thấp mà rủi ro lại vô cùng cao. Song song, với đó là tình hình thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, nuôi tôm không thuận lợi, giá tôm sụt kiểu này bà con từ hòa vốn đến thua lỗ. 

Giải pháp đặt ra lúc này 

Trước tình hình khó khăn của ngành nuôi tôm. Các ban ngành lãnh đạo tại ĐBSCL đang tích cực tăng cường, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại. Với mục đích tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. Tăng cường liên kết, chia sẻ những thông tin qua các địa phương vì tình hình sản xuất, sản lượng thu hoạch tôm. Các định thị trường tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các chương trình kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận được với nguồn vốn vay. 

Tại Cà Mau, thủy sản được xem là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh trong tương lai. Do đó, nếu tình hình xuất khẩu thủy sản gặp nhiều trắc trở, sẽ ảnh hưởng lớn đến bà con nông dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy mà, Chủ tịch UBND tỉnh - Ông Huỳnh Quốc Việt đã có cuộc họp với nội dung tìm giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong thời gian sắp tới. 

Cùng với đó, Vasep cũng đưa ra các lưu ý đến doanh nghiệp thủy sản, hiện giờ đang có một thị trường rộng lớn, tiềm năng, đó chính là thị trường nội địa. Bởi vì, hiện mỗi năm, sản lượng tôm cả nước đạt gần 1 triệu tấn. Trong đó, tôm sú đạt hơn 300.000 tấn nhưng xuất khẩu chỉ khoảng 150.000 tấn.

Như vậy, có thể thấy được 50% sản lượng tôm sú đang nằm tại thị trường nội địa. Thế nên, cần phải cân đối được vấn đề phục vụ trong nội địa và xuất khẩu. Bởi giá thủy sản xuất khẩu bao giờ cũng cũng nằm ở mức thấp hơn so với giá thị trường trong nước. 

Xét về lâu dài, cần giải quyết triệt để vấn đề sản xuất tôm nguyên liệu nhỏ lẻ, điều này khiến việc đầu tư cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Đây không phải vấn đề đơn giản, mà nó cần phải nỗ lực để có được hệ thống sản xuất ổn định và truy xuất được nguồn gốc. Từ đó, con tôm Việt Nam mới có thể tăng trưởng xuất khẩu đi các thị trường khó tính. 

Đăng ngày 22/05/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Kinh tế

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 09:34 18/10/2024

Giá tôm nguyên liệu xuất khẩu tăng dần ở các thị trường (Mỹ, TQ, EU)

Tình hình giá tôm và xuất khẩu tôm tăng ở một số thị trường như: Mỹ, Trung Quốc, EU,... là một tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản Việt Nam khi bước sang giai đoạn chạy nước rút quý IV.

Tôm thẻ
• 10:17 15/10/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 14:03 08/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 10:59 08/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 11:14 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 11:14 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 11:14 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 11:14 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:14 18/10/2024
Some text some message..