Giá trị đột phá từ vỏ cua

Các nhà thiết kế pin đã sử dụng chitosans có nguồn gốc từ vỏ động vật chủ yếu là nhóm giáp xác như một nguồn chất điện phân có thể phân hủy sinh học, mở ra tiềm năng tạo ra pin an toàn hơn, rẻ hơn và bền vững hơn.

Con cua
Vỏ cua với tiềm năng tạo ra pin an toàn, rẻ và bền vững hơn. Ảnh: BBC Earth

Việc thúc đẩy nhu cầu về năng lượng tái tạo và xe điện trong bối cảnh hiện nay đang thúc đẩy nhu cầu cao về pin lưu trữ năng lượng được tạo ra và động cơ điện. Nhưng những viên pin đằng sau các giải pháp bền vững này không phải lúc nào cũng tự bền vững. Trong một bài báo đăng ngày 1 tháng 9 trên tạp chí Matter, các nhà khoa học tạo ra một pin kẽm với chất điện phân có thể phân hủy sinh học từ một nguồn không ngờ đó là vỏ cua. 

Pin năng lượng

Loại pin mới này sử dụng chất điện phân dạng gel được làm từ vật liệu sinh học gọi là chitosan. Ảnh: vwartclub.com

Liangbing Hu – tác giả chính, cũng là Giám đốc Trung tâm Đổi mới Vật liệu của Đại học Maryland, cho biết: “Số lượng lớn pin đang được sản xuất và tiêu thụ, làm tăng khả năng xảy ra các vấn đề môi trường. Ví dụ, các bộ phân tách bằng polypropylene và polycarbonate, được sử dụng rộng rãi trong pin Lithium-ion, phải mất hàng trăm hoặc hàng nghìn năm để phân hủy và gây thêm gánh nặng cho môi trường”. 

Pin sử dụng chất điện phân để đưa các ion qua lại giữa các cực tích điện dương và âm. Chất điện phân có thể là chất lỏng, bột nhão hoặc gel và nhiều loại pin sử dụng hóa chất dễ cháy hoặc ăn mòn cho chức năng này. Loại pin mới này, có thể lưu trữ năng lượng từ các nguồn năng lượng mặt trời và gió quy mô lớn, sử dụng chất điện phân dạng gel được làm từ vật liệu sinh học gọi là chitosan. 

Chitosan là một sản phẩm dẫn xuất của chitin. Chitin có rất nhiều nguồn, trong đó gồm thành tế bào của nấm, bộ xương ngoài của động vật giáp xác và mực ống. Nguồn chitosan dồi dào nhất là bộ xương ngoài của động vật giáp xác, bao gồm cua, tôm và tôm hùm, chúng có thể dễ dàng thu được từ chất thải hải sản. Chitin về cơ bản là một polysaccharide làm cho vỏ của chúng cứng và có khả năng chống chịu, nhưng thường bị vứt bỏ như chất thải thực phẩm. Sử dụng một quy trình hóa học đặc biệt và thêm dung dịch nước axit axetic cho phép tổng hợp chitin thành một màng gel chắc chắn và được sử dụng làm chất điện phân cho pin. 

Bản chất pin được cấu thành từ vỏ cua

Vật liệu sinh học bền vững cho các hệ thống lưu trữ năng lượng xanh và hiệu quả

Chất điện phân phân hủy sinh học có nghĩa là khoảng 2/3 pin có thể bị vi khuẩn phân hủy - chất điện phân chitosan này bị hỏng hoàn toàn trong vòng 5 tháng. Điều này để lại thành phần kim loại, trong trường hợp này là kẽm, chứ không phải là chì hoặc lithium, có thể được tái chế. Kẽm có nhiều trong vỏ trái đất hơn là liti, pin kẽm được phát triển tốt rẻ hơn và an toàn hơn. Pin kẽm và chitosan này có hiệu suất năng lượng là 99,7% sau 1000 chu kỳ pin, đây là một lựa chọn khả thi để tích trữ năng lượng chuyển vào lưới điện do gió và mặt trời tạo ra. Cụ thể, trong công trình nghiên cứu này đã chứng minh chất điện phân chitosan (chitosan-Zn) (trích xuất từ vỏ cua) phối hợp Zn cho pin kim loại Zn hiệu suất cao. Chất điện phân chitosan-Zn thể hiện độ bền cơ học cao, độ dẫn điện Zn2​​+ và khả năng liên kết nước, cho phép hình thái lắng đọng Zn mong muốn của các tiểu cầu Zn lục giác song song.

Tiềm năng chế tạo pin từ cua

Trong tương lai, hy vọng tất cả các thành phần trong pin đều có thể phân hủy sinh học với nguồn nguyên liệu tiềm năng từ vỏ cua. Ảnh: Asian Inspirations

Sử dụng chất điện phân chitosan-Zn, cực dương Zn cho thấy độ ổn định chu kỳ và hiệu suất tốc độ đặc biệt, với hiệu suất Coulombic cao là 99,7% và > 1.000 chu kỳ ở 50 mA cm-2. Pin đầy đủ thể hiện hiệu suất tốc độ cao tuyệt vời (lên đến 20C, 40 mA cm-2) và độ ổn định chu kỳ lâu dài (> 400 chu kỳ ở 2C). Hơn nữa, chất điện phân chitosan-Zn không bắt lửa và có thể phân hủy sinh học, làm cho pin kim loại Zn được đề xuất hấp dẫn về độ an toàn và bền vững, thể hiện lời hứa về vật liệu sinh học bền vững cho các hệ thống lưu trữ năng lượng xanh và hiệu quả. 

Trong tương lai, hy vọng tất cả các thành phần trong pin đều có thể phân hủy sinh học từ bản chất vật liệu và cả quá trình chế tạo. Để đảm bảo được điều này thì vỏ cua là một nguồn nguyên liệu có tiềm năng. 

Đăng ngày 08/10/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 17:56 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:56 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 17:56 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 17:56 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 17:56 04/12/2024
Some text some message..