Giải đáp những khúc mắc giúp tiêu thụ hải sản đánh bắt an toàn

Sau hàng loạt những biến cố của thị trường bắt nguồn từ vụ cá và thủy hải sản chết hàng loạt tại khu vực biển miền Trung, Bộ Công Thương đã lập đường dây nóng để hỗ trợ ngư dân trong việc thu mua và tiêu thụ thủy hải sản.

cảng cá
Thương lái thu mua cá tại Cảng cá Cửa Tùng. (Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN)

Tuy nhiên, để thị trường đi vào ổn định và theo đúng quỹ đạo như trước đây vẫn cần nhiều hơn nữa những giải pháp đồng bộ.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhằm giải những khúc mắc giúp ngư dân trong vùng và doanh nghiệp yên tâm đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm an toàn.

- Thời gian qua, Chính phủ đã vào cuộc để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, tiêu thụ cá đánh bắt ở những vùng biển an toàn cho người dân. Về phía Bộ Công Thương đã triển khai như thế nào và kết quả ra sao thưa ông?

Ông Võ Văn Quyền: Ngay từ ngày 29/4, Bộ Công Thương đã tháp tùng Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào các tỉnh có sự cố nghiêm trọng về môi trường dẫn đến cá và hải sản chết bất thường; đồng thời cùng với các địa phương từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế thành lập tổ công tác.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thì ngay trong ngày 30/4, Bộ Công Thương đã lập đường dây nóng để hỗ trợ ngư dân, các tổ chức thu mua trên địa bàn tiêu thụ hải sản đánh bắt xa bờ có xác nhận an toàn thực phẩm.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu chính quyền địa phương với các lực lượng như Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Nguồn lợi thủy sản, Quản lý thị trường tổ chức và quản lý các điểm thu mua hải sản, đánh bắt xa bờ. Theo đó, chỉ đạo các thương nhân sản xuất chế biến kinh doanh thu mua và phân phối trên địa bàn cũng như toàn quốc với sự tham gia rất tích cực của Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Saigon Co.op, sau đó có thêm Big C. Đồng thời phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xác nhận ngay tại các điểm thu mua để xác nhận các hải sản đánh bắt xa bờ an toàn, từ đó tổ chức tốt trật tự.

Ngoài ra, Bộ còn chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường và cơ quan chức năng kiểm tra kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh tiêu thụ hải sản chết bất thường trong khu vực. Trước đó, việc thu mua gần như bị đình trệ và vì vậy việc tiêu thụ gần như cũng hạn chế. Tuy nhiên, sau những hoạt động từ ngày 29/4 đến nay thì có thể thấy rằng lượng hải sản đánh bắt xa bờ được xác nhận an toàn thực phẩm của khu vực này đánh bắt về đã được tổ chức tiêu thụ tốt và tiêu thụ hết.

Chẳng hạn như tại tỉnh Quảng Bình từ ngày 29/4 đến 5/5 đã tiêu thụ gần 200 tấn cá và thủy hải sản và tại Hà Tĩnh cũng đã tiêu thụ hơn 170 tấn. Đây là hai địa bàn trọng điểm và thiệt hại nặng nề, còn tại Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị thì các tàu đánh bắt xa bờ với lượng hải sản đánh bắt về đều được tiêu thụ hết trong ngày. Riêng với giá thì đến nay đã dần thiết lập lại gần bằng so với trước sự cố xảy ra từ ngày 6/4.

- Từ khi Bộ Công Thương công bố đường dây nóng để tiếp nhận thông tin và hỗ trợ ngư dân tiêu thụ thủy hải sản thì đến thời điểm này thực tế triển khai như thế nào, thưa ông?

Ông Võ Văn Quyền: Ngay sau khi được sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng thì lập tức đường dây nóng đã nhận được hàng trăm cuộc điện thoại của các tổ chức cá nhân, ngư dân từ các tàu đánh bắt xa bờ cho đến các tổ chức thu mua và các hộ kinh doanh trên địa bàn. Trong đó, có rất nhiều câu hỏi đa dạng như điểm thu mua sẽ tổ chức ở đâu? Ai là người xác nhận điểm an toàn?

Thậm chí có người hiến kế cần kêu gọi một cuộc tuyên truyền vận động cả nước hãy vì miền Trung tiêu thụ hải sản đánh bắt xa bờ được chứng nhận nguồn gốc xuất xứ an toàn và coi đó là hành động hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đặc biệt, sau khi xử lý được việc tiêu thụ cũng có rất nhiều cuộc điện thoại gọi tới động viên, cảm ơn đường dây nóng của Bộ Công Thương.

Như vậy, đường dây nóng đã bước đầu nhận được các thông tin và xử lý kịp thời hoặc chuyển tới các đơn vị chức năng có liên quan để xử lý kịp thời, từ đó tạo ra liên thông về thông tin và qua đó tạo ra sự tin tưởng về công khai các điểm đánh bắt tiêu thụ hải sản đánh bắt xa bờ.

- Trong thời gian tới, để ổn định việc tiêu thụ lâu dài cho ngư dân, theo ông, Bộ Công Thương sẽ triển khai những giải pháp trọng tâm gì?

Ông Võ Văn Quyền: Triển khai Công điện cũng như Chỉ thị của Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc đến các Sở Công Thương khu vực thiệt hại từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế và các Sở Công Thương trong vùng duyên hải miền Trung cũng như Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong toàn quốc và các Hiệp hội như Vasep hay Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, các doanh nghiệp phân phối lớn.... Trong đó có một số giải pháp đề nghị các địa phương này thành lập các đường dây nóng hỗ trợ bởi thị trường đang dần khôi phục và muốn có tín hiệu phục hồi thì phải xử lý hàng loạt các giải pháp.

Do vậy, Bộ Công Thương tiếp tục duy trì đường dây nóng để hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đánh bắt, chế biến và tiêu thụ thủy hải sản đánh bắt xa bờ được xác nhận an toàn. Cùng với đó, tăng cường kết nối từ điểm thu mua qua chế biến và phân phối cũng như phối hợp với các ban, ngành động viên, chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn phân phối tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản đánh bắt xa bờ được xác nhận nguồn gốc xuất xứ, an toàn.

Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan truyền thông trên địa bàn công bố công khai các điểm tiêu thụ cá sạch, thủy hải sản sạch. Đặc biệt, tuyên truyền tới người dân trên địa bàn về sự trở lại của thủy hải sản an toàn và sự bình thường của thị trường để tăng tiêu thụ.

Điều quan trọng nhất hiện nay là phải làm cho thị trường tiêu thụ phục hồi từ đó mới khiến việc đánh bắt trở lại bình thường. Vì vậy, cần phải có cơ sở đánh giá, kết nối để có tín hiệu điều phối lượng tàu đánh bắt cũng như lượng tàu cập bến phù hợp với dung lượng thị trường, tránh bị tồn đọng quá nhiều hoặc làm cho giá cả và lưu thông gặp khó khăn.

Trong lúc thị trường chưa trở lại bình thường, tôi cho rằng phải có những chính sách hỗ trợ về lãi suất vay hay lãi suất cấp đông, trữ lạnh hoặc hỗ trợ trong trường hợp tiêu thụ gặp khó khăn khi thị trường chưa được xác lập lại. Sau này khi các tín hiệu thị trường trở lại bình thường thì Nhà nước dần dần sẽ giảm bớt các hỗ trợ.

- Xin trân trọng cảm ơn ông./.

TTXVN/Vietnam+, 07/05/2016
Đăng ngày 07/05/2016
Uyên Hương
Đánh bắt

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:24 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 10:24 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 10:24 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 10:24 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 10:24 19/04/2024