Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Wisconsin(USA) và Đại học liên bang Minas Gerais (Brazil), nhằm đánh giá ảnh hưởng của từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau lên cá rô phi, khi chuyển chúng sang nuôi trong hệ thống biofloc.
Bố trí thí nghiệm
Tổng cộng 1400 con cá giống có được bố trí vào 20 bể (70 con/bể). Thí nghiệm có 5 nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Cá được cho ăn thức ăn thương mại có hàm lượng đạm 45%, cho ăn ngày 5 lần đến ngày thứ 45.Sau đó, sẽ cho cá ăn ngày 4 lần cho đến khi kết thúc thí nghiệm.
Nghiệm thức |
Hệ thống nuôi |
Kích cỡ cá |
Đối chứng |
Nước trong, thay nước mỗi ngày |
1.4±0.04g |
T1 |
Biofloc |
1.4±0.04g |
T2 |
Biofloc |
4.28±0.13g |
T3 |
Biofloc |
11.10±0.67g |
T4 |
Biofloc |
20.40±1.09g |
Các chỉ tiêu phân tích
Theo dõi và phân tích các chỉ tiêu pH, TAN, N-NO2- ở tất cả các nghiệm thức.
Tiến hành ghi nhận tỉ lệ sống, tăng trọng, hệ số chuyển đổi thức ăn(FCR), tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) ở tất cả các nghiệm thức. Đồng thời thu mẫu cá, để phân tích các chỉ tiêu sinh hóa trong cơ thể cá.
Chỉ tiêu |
Tiêu chuẩn |
Hàm lượng đạm |
AOAC,2005 |
Ca |
AOAC,2005 |
P |
AOAC,2005 |
Tro |
AOAC,2005 |
Kết Quả
Chỉ tiêu chất lượng nước: Giá trị pH và TAN ở nghiệm thức đối chứng cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. Ngược lại, giá trị N-NO2- ở tất cả các nghiệm thức nuôi bằng biofloc lại cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.
Tăng trưởng: Không có sự khác biệt về tỉ lệ sống, tăng trọng, FCR ở tất cả các nghiệm thức. Tuy nhiên, lượng bùn trong nghiệm thức đối chứng (17.44 kg/m3) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. Đáng chú ý, cá được nuôi trong hệ thống biofloc có hàm lượng chất béo cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.
Kết luận
Cá nuôi bằng phương pháp biofloc sẽ có hàm lượng chất béo cao hơn và lượng bùn đáy ao cũng ít đi. Và thời điểm thích hợp để chuyển cá rô phi sang mô hình nuôi biofloc là khi cá đạt trọng lượng 1.4g.