Giải mã chuyện bắt được “linh vật” khổng lồ là con vua thủy tề khiến hàng loạt người bị báo oán

Ở bảo tàng tỉnh Hòa Bình hiện còn bảo quản một con ba ba khổng lồ nặng 121kg với chiều dài 1,53m chiều rộng 0,8m. Con ba ba này đã được 6 thanh niên ở xóm Chăm Mát, xã Dân Chủ, TP.Hòa Bình bắt được vào đầu những năm 90. Từ đó đến nay, người dân đồn đoán rằng “linh vật” đó là con vua thủy tề nên những người bắt được bị báo oán, người chết, người bị bắt mất vía, có người phải bỏ quê hương mà đi. Vậy thực hư lời đồn đó như thế nào, chúng tôi đã về địa phương nghe những người trong cuộc kể lại câu chuyện xảy ra cách đây đã hơn 20 năm.

Ba ba khổng lồ
Ba ba khổng lồ được trưng bày ở bảo tàng tỉnh Hòa Bình

Nơi xuất hiện những con vật khổng lồ

Theo lời kể của các cụ cao niên ở xóm Chăm Mát (xã Dân Chủ) thì ngày xưa khi chưa xây dựng thủy điện Hòa Bình, đầm Quỳnh Lâm còn thông với sông Đà qua ngã Ba Chạc. Đầm Quỳnh Lâm trước đây rộng lắm, đến gần trăm hecta, dài đến hơn 5km, chiếm gần hết thành phố Hòa Bình hiện nay. Ngày ấy, Đầm Quỳnh Lâm lau sậy cỏ dại mọc um tùm nếu không quen mà bị lạc trong đó có thể không tìm thấy đường ra.

“Ở giữa đầm có một nơi rất sâu, nhiều người thử lặn nhưng không khi nào chạm tới đáy. Cạnh đó là một cái gò cao mà duy nhất chỉ có cây đa cổ thụ mọc. Đầm hướng ra phía cửa vụng nơi có ba cột đá thẳng tắp lên trời. Theo lời kể truyền đời thì đó là nơi giao nhau của trời và đất trong thời kỳ “Sơn thần, Thủy thần” giao tranh, nhưng bất phân thắng bại nên lấy nơi này làm cột mốc phân chia ranh giới. Và nơi sâu nhất trong đầm được mọi người cho đó là nơi vua thủy tề ở”, ông Nguyễn Văn Mến (80 tuổi) kể lại.

Từ những điều kiện thiên nhiên ưu đãi, người ở các mới mới tìm về đây, sinh sống, lập nghiệp ở khu vực quanh đầm. Cách đây không xa, vào khoảng những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, đầm Quỳnh Lâm là một “vương quốc” của chim trời, cá nước. Vốn là vùng đầm lầy nên nước lúc nào cũng ngập ngang ngực.

Người dân các xã Thái Bình, Sủ Ngòi, Dân Chủ đều sống nhờ vào việc đánh bắt chim, cá ở đầm. Ông Thơ Thi - một người dân trong xóm đã từng bắt được con trăn to như cột cái nhà sàn, rồi tới những loại cá, lươn to tới vài chục kilogram… Kể từ khi xây dựng thủy điện Hòa Bình và nhất là đắp đê Quỳnh Lâm (khoảng năm 1965), thì mọi thứ đã biến mất. Đầm Quỳnh Lâm nay chỉ còn là những chiếc ao tù nhỏ hẹp.

Những người sống bằng nghề chài lưới quanh khu vực đầm Quỳnh Lâm trước đây đều khẳng định họ đã không ít lần chạm chán những loài thủy quái khổng lồ như trăn hàng tạ, cá trê vài yến, lươn to bằng cây vầu, cây luồng.

thờ thần rùa
Tục thờ thần rùa.

Cuộc vây bắt ba ba trên 100kg

Anh Nguyễn Văn Nở (SN 1960, trú tại xóm Chăm Mát) kể: Vào khoảng giữa tháng 4.1993 tôi dẫn đầu một nhóm 5 anh em trong xóm đi cắt lau, đước và đắp bờ làm ao làm thuê cho bên thủy sản. Hôm đó, chúng tôi tiến hành đắp bờ tại khu vực Phú Nghĩa, nay là khu phòng cháy chữa cháy tỉnh. Buổi sáng, trong lúc làm việc, mọi người đã bắt được con cá trê nặng hơn 3kg và con lươn to bằng cổ tay dài tới cả mét. Mọi người làm thịt rồi mua rượu về uống.

Trong lúc ngồi uống rượu, anh em nói vui với nhau: “Nơi này nhiều ba ba lắm, kể ra bắt được con 5, 7 cân bán thì tha hồ uống rượu”. Sau bữa trưa, anh Nở đi vào thành phố mua lưỡi cưa, các anh em còn lại tiếp tục công việc. Khi quay về thấy mọi người đang nháo nhác nói có một tảng đá lớn lắm nằm ngay phía dưới, khi dẫm chân lên thì tảng đá biết cựa quậy.

Không tin, anh Nở nói anh Bùi Văn Bàn xuống tìm thử, khi dẫm chân lên tảng đá thì đúng là nó biết cử động làm anh Bàn ngã dúi dụi. Thấy động, con ba ba vội tìm cách di chuyển xuống vùng nước sâu hơn. Đường đi của nó nổi bong bóng to như cái bát tô. Quyết không để con ba ba chạy thoát, mọi người liền về nhà lấy xiên, mai đào đất để quyết chiến với ba ba khổng lồ. Những người còn lại thì tập trung theo dõi đường đi của con ba ba này.

Tới 2h sáng, đuốc được đốt lên sáng vỡ cả góc đầm, mọi người phát hiện đầu con ba ba ngoi lên khỏi mặt nước trong đám lục bình to như phích nước, thở phì phò như trâu mộng. Một người trong nhóm liền lấy cào ba răng nhằm đầu con ba ba mà bổ xuống. Con ba ba bị đau nhưng quyết bò lên phía con rạch rồi theo đường đó định chạy ra sông Đà. Lúc này, mọi người chẳng ai bảo ai liền nhảy cả xuống chỗ con ba ba đang di chuyển, người đứng lên lưng, người lấy đinh ba, cào ba răng, mai xẻng đánh mạnh vào lưng.

Trong nhóm có anh Nguyễn Văn Xướng tuy là người ít tuổi nhưng lại rất bạo gan, sau khi lặn tìm chân con ba ba đã không may sờ vào miệng bị nó đớp một nhát. Cũng may theo phản xạ, anh Xướng kịp rụt tay lại nên chỉ bị nó táp vào mu bàn tay làm rách cả miếng thịt, máu chảy lênh láng. Sau khi băng bó tạm thời, anh Xướng được mọi người cho về để lên trạm xá xã khâu mất gần chục mũi. “Chắc lúc đó nó no chứ nếu đói, phàm ăn thì có lẽ mất cả cánh tay chứ không phải chỉ cắn ở mu bàn tay cậu Xướng”, anh Nở kể.

Lúc này, con ba ba quyết leo lên bờ đập bò thoát thân. Khi cả thân hình con ba ba vừa lộ ra khỏi mặt nước thì cũng là lúc những người có mặt hoảng hốt bởi nó quá to, trông như một con quái vật miệng phát ra tiếng thở phì phì như trâu mộng làm cho ai chứng kiến cũng cảm thấy lạnh sống lưng, tóc gáy rựng đứng. Có người toan bỏ chạy bởi từ lúc cha sinh mẹ đẻ chưa khi nào nghe kể về con ba ba to như thế. Sau một thoáng giật mình, nhưng nghĩ tiếc công chiến đấu với con ba ba cả ngày trời nên mọi người lại hò nhau bao vây, dùng đòn sóc chặn đường rồi xúm vào nắm lấy chân lật ngửa con ba ba lên.

“Đúng là ở dưới nước con ba ba có sức khỏe phi thường, kể cả trên bờ nó cũng có thể léo lê tất cả những thứ nào cố ngăn cản lại, nhưng khi đã bị lật ngửa lên thì con ba ba trở nên vô hại, 4 chiếc chân cứ ngoáy lộn lên không trung”, anh Nở kể. Lúc này mọi người dùng dây chão trâu buộc 4 chân con ba ba lại như buộc lợn. Xong việc thì mặt trời đã ló trên ngọn núi phía đông. Mọi người hò nhau khiêng lên ba ba lên đường cái nhưng chẳng ai dám đi trước vì sợ nó cắn.

Một nhóm người chạy về thuê xe công nông của gia đình ông Bách trong xóm ra để chở ba ba trở về. Dù chiếc công nông với trọng tải trên một khối, nhưng vẫn phải xếp nghiêng con ba ba mới vừa thùng xe. Ba ba khổng lồ được đưa về xóm Chăm Mát. Hay tin, chỉ sau vài tiếng đồng hồ, người dân khắp mọi nơi đổ về xóm Chăm Mát để xem đông đến nỗi các con đường vào xóm đều tắc nghẽn. Có người nhìn thấy trên đầu ba ba có hình giống như chữ thọ, trên lưng có hoa văn giống như ở đền phủ thì quả quyết đó là con vua thủy tề phải mang ra sông Đà thả nếu không muốn thủy tề nổi giận.

Mọi người loay hoay chưa biết phải làm thế nào với con ba ba khổng lồ này…

Khi cả thân hình con ba ba vừa lộ ra khỏi mặt nước thì cũng là lúc những người có mặt hoảng hốt bởi nó quá to, trông như một con quái vật miệng phát ra tiếng thở phì phì như trâu mộng làm cho ai chứng kiến cũng cảm thấy lạnh sống lưng, tóc gáy dựng đứng.

Kỳ cuối: Thực hư lời đồn “linh vật” báo oán

Báo Lao Động, 25/05/2014
Đăng ngày 26/05/2014
Hà Nam
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 11:52 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 11:52 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:52 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:52 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:52 20/04/2024