Giải pháp bền vững chống nhiễm khuẩn cho thủy sản

Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một hợp chất mới có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào các loại thuốc kháng khuẩn trên cá.

Cá nemo
Cá nuôi được xem như nguồn cung cấp protein chính. Ảnh: thefishsite.com

Phytobiotics là gì? 

Phytobiotics là các hợp chất từ ​​những loại gia vị thảo mộc, chiết xuất từ chúng có thể kích thích sự thèm ăn, bài tiết nội sinh như enzyme và có hoạt tính kháng khuẩn, cầu trùng hoặc tẩy giun ở động vật dạ dày đơn như cá và gia cầm. 

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư đến từ Khoa Khoa học Dữ liệu và Công nghệ Thông tin của Đại học Quốc tế INTI phối hợp với các trường Đại học của Malaysia và Thái Lan. Theo kết quả nghiên cứu thì Phytobiotics được cho là giúp giảm lượng động vật thủy sinh nhiễm khuẩn trong hội chứng MAS (Motile Aeromonad Septicemia) gây ra bởi Aeromonas hydrophila và các loài liên quan. 

Nghiên cứu về “vai trò của Phytobiotics trong việc làm giảm tác động của nhiễm trùng do A. hydrophila đối với động vật thủy sinh" chỉ ra rằng  A. hydrophila thường được tìm thấy ở các môi trường nước mặn, ngọt và nước lợ, là một loại vi khuẩn phổ biến với nhiều loại vật chủ có thể làm tác động đáng kể đến kinh tế, gây thất thoát và làm chết hàng loạt đối tượng nuôi trồng thủy sản. 

Phytobiotics Phytobiotics có thể giúp giảm nhiễm trùng máu do vi khuẩn aeromonad di động (MAS) do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra cho động vật thủy sản. Ảnh: DoanhnhanPlus.vn

Khi cá nuôi mắc phải hội chứng MAS thường sẽ có biểu hiện bơi mất cân bằng, bơi lờ đờ, thở trên bề mặt nước, vây và da bị xuất huyết hoặc viêm, mắt lồi, giác mạc mờ đục, bụng sưng chứa chất lỏng đục hoặc có máu, tỷ lệ tử vong hằng ngày thấp. 

Sử dụng kháng sinh quá nhiều sẽ phản tác dụng 

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra ở cá đã được áp dụng từ lâu, nhưng việc sử dụng thuốc quá mức đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản xuất hiện tình trạng kháng lại thuốc kháng sinh. 

Kháng kháng sinh thường được đề cập đến khi vi khuẩn có khả năng kháng lại một loại thuốc được thiết kế để tiêu diệt chúng. Theo các phát hiện của nghiên cứu, việc điều trị bằng kháng sinh hiện nay là điều cần thiết trong việc quản lý sức khỏe của các loài nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên chúng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các vi sinh vật và động vật thủy sinh khác do độc tính trong kháng sinh, nhất là đối với cá và môi trường. 

Việc phụ thuộc quá nhiều vào thuốc kháng sinh chỉ có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn và kích hoạt tác dụng của MAS. Cá bị nhiễm bệnh sẽ có các triệu chứng như chán ăn, loét da, mang nhợt nhạt và các bệnh bất thường khác. Một khi cá mắc bệnh sẽ khó cứu vãn tình hình vì chi phí tổn thất sẽ càng cao. Các biện pháp xử lý hiện nay cũng không mang tính bền vững và không còn hiệu quả trong việc kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. 

Kết quả nghiên cứu 

A. hydrophilaPhytobiotics ở dạng hợp chất chống oxy hóa có thể chống lại các bệnh gây ra từ A. hydrophila. Ảnh: Vinmec

Dựa trên nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng mặc dù chức năng của kháng sinh có thể chống lại sự bùng phát dịch bệnh một cách nhanh chóng, nhưng dư lượng sẽ thấm vào trầm tích và các vùng nước xung quanh có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Các loại thuốc kháng sinh như axit oxolinic, flumequine, oxytetracycline và sulfadiazine có thể tồn tại tới ba tháng trong đất. Do đó, cần có một chất kháng khuẩn mới sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để tránh điều này xảy ra. 

Phytobiotics được tạo ra từ thực vật và có lợi cho động vật và con người. Bao gồm tinh dầu, các loại đậu, thảo mộc, trái cây và rau quả. Một số cách để điều chế Phytobiotics dùng trong nuôi trồng thủy sản như sử dụng ở dạng bột hay chiết xuất methanol. Ngoài ra, Phytobiotics ở dạng hợp chất chống oxy hóa có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của động vật thủy sinh chống lại các bệnh gây ra từ A. hydrophila.  

Đăng ngày 06/01/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 10:36 24/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 10:02 18/04/2025

Chia sẻ kinh nghiệm phân biệt và xử lý bệnh gan tụy và đường ruột ở tôm

Mặc dù không phải là chuyên gia trong lĩnh vực nuôi tôm, nhưng với sự mạnh dạn và kinh nghiệm tích lũy qua quá trình thực tiễn chẩn đoán và điều trị bệnh cho tôm, tôi xin được chia sẻ một số quan sát và kinh nghiệm cá nhân.

Bệnh tôm
• 09:46 16/04/2025

Vi bào tử trùng EHP: Hiểu để phòng trị hiệu quả

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.T

Tôm thẻ
• 10:09 08/04/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 11:28 24/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 11:28 24/04/2025

Chung tay gìn giữ sông Cầu khỏi biến đổi khí hậu

Sông Cầu – dòng chảy quan trọng ở miền Bắc Việt Nam – đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất – kinh doanh và sự gia tăng dân số đô thị. Việc bảo vệ dòng sông này là nhiệm vụ cấp thiết nhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững cho cả khu vực.

Sông Cầu
• 11:28 24/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 11:28 24/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:28 24/04/2025
Some text some message..