Giải pháp giúp nâng tỉ lệ sống trên tôm nhiễm đốm trắng

Virus hội chứng đốm trắng (WSSV) là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi, chúng có mặt ở hầu hết các vùng nuôi và gây tổn thất kinh tế đáng kể cho ngành tôm. Tuy nhiên, một giải pháp thức ăn mới đã cho thấy khả năng làm giảm mạnh tỷ lệ chết và cải thiện tăng trưởng của tôm nuôi trong giai đoạn đầu nhiễm WSSV.

Giải pháp giúp nâng tỉ lệ sống trên tôm nhiễm đốm trắng
Tôm thẻ chân trắng bị nhiễm WSSV xuất hiện những đốm trắng trên thân và màu sắc hơi đỏ. Nguồn: semanticscholar.org

Hội chứng đốm trắng WSSV trên tôm nuôi

Virus hội chứng đốm trắng (WSSV) ảnh hưởng tới tất cả các giống thuộc tôm he Penaeid như tôm sú, tôm thẻ, tôm he Ấn Độ... Loại virus này có tính lây nhiễm cao và gây tỷ lệ chết cao cho tôm nuôi trên toàn thế giới. WSSV có đặc điểm gây ra những đốm trắng nhỏ ở mặt trong của lớp vỏ cutin, và các phụ bộ, được cho là do kết quả của sự rối loạn chức năng của vỏ, dẫn đến tích tụ muối canxi bên trong lớp vỏ cutin. Các dấu hiệu lâm sàng khác bao gồm lớp vỏ cutin rời ra, tôm đột ngột giảm ăn và lờ đờ. 

Con đường lây nhiễm virus phổ biến là qua tiếp xúc với tôm bệnh hoặc tôm chết, tôm ăn lẫn nhau hay nguồn nước mang mầm bệnh. Virus cũng có thể lây truyền từ tôm mẹ sang tôm con. Khi virus đạt đến mật độ ngưỡng, việc bùng phát bệnh sẽ diễn ra rất nhanh, buộc người nuôi phải tiến hành thu hoạch gấp. Do đó, phát hiện sớm virus bằng phương pháp PCR cũng như việc tăng cường hệ thống miễn dịch của tôm và giảm sự phát triển của của virus là việc cực kỳ quan trọng. Các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đang được đầu tư nghiên cứu và phát triển cho tôm thường nhằm tới việc cải thiện chức năng miễn dịch và sức khỏe đường ruột của tôm.

Một trong những giải pháp bổ sung vào thức ăn đã được Wisium phát triển là sản phẩm CeC (Copper-exchanged Clay: Khoáng sét trao đổi với Đồng) đã được cấp bằng sáng chế. Sản phẩm dựa trên tính năng khoáng sét được hoạt hóa ion nhằm bảo vệ cho quá trình tiêu hóa. CeC đóng vai trò như một nhân tố điều tiết hệ vi sinh đường ruột, giúp các loài động vật dạ dày đơn ứng phó tốt hơn với những điều kiện thách thức. 

Thử nghiệm ở điều kiện thực tế

Thử nghiệm gây cảm nhiễm WSSV được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu Incabiotec ConceptoAzul ở Peru. Cho nhiễm một lượng WSSV ở mức nhẹ trên tôm thẻ giống (L. vannamei) trong vòng sáu tuần, trong các bể chứa 15 lít nước với 100 con tôm giống/bể. Hai lần cảm nhiễm liên tiếp được thực hiện, lần đầu ở tuần 1 (giai đoạn tôm giống 26 ngày tuổi, PL26), và lần hai là tuần thứ 4 với mẫu gây nhiễm được chuẩn bị từ sinh khối của tôm sống bị nhiễm WSSV và dương tính với WSSV ở lần kiểm tra PCR thứ hai, để mô phỏng điều kiện phát triển thực tế của virus trong ao nuôi. 

Ba nghiệm thức được so sánh: 

Nghiệm thức 1: tôm không gây nhiễm WSSV (NT1), 

Nghiệm thức 2: tôm bị gây nhiễm WSSV (NT2),

Nghiệm thức 3: có gây nhiễm WSSV và bổ sung CeC với liều 5 kg/tấn thức ăn (NT3). Trong nghiệm thức này tôm được cho ăn CeC 2 tuần trước khi gây nhiễm và trong suốt thời gian thử nghiệm. 

Nuôi tôm, tăng tỉ lệ sống trên tôm, tăng trưởng của tôm, nguyên liệu

Hình 1: Tỷ lệ sống của tôm nuôi ở các nhóm nghiệm thức được theo dõi sau thời gian thử nghiệm sáu tuần. (Màu đen: NT1, màu xanh da trời NT2, Màu cam: NT3)

Kết quả:

Kết quả kiểm tra cho thấy các tôm chết đều dương tính với WSSV ở lần phân tích PCR thứ hai, chứng tỏ thử nghiệm gây cảm nhiễm tương tự điều kiện phát triển ngoài thực tế của virus, trong đó virus phát triển chậm và gây tử vong cho các con tôm yếu hơn, từ đó dần dần tạo áp lực nhiễm bệnh cho cả đàn tôm.

Hình 1 minh họa tỷ lệ sống của ba nghiệm thức khác nhau. Nghiệm thức được cho ăn CeC cho thấy tỷ lệ sống cao hơn 15% so với nhóm tôm bị gây nhiễm WSSV. CeC đã cải thiện đáng kể khả năng sống của tôm, thậm chí khi so sánh với nghiệm thức đối chứng không gây nhiễm (+10,6%).

 Nuôi tôm, tăng tỉ lệ sống trên tôm, tăng trưởng của tôm, nguyên liệu

Biểu đồ sinh khối của tôm nuôi trong 6 tuần thí nghiệm.

Ngoài ra tôm được cho ăn CeC có tốc độ phát triển cao hơn (+102%, tức trọng lượng cao gấp hai lần so với nhóm tôm bị gây nhiễm WSSV).

Một giải pháp hứa hẹn

Kết quả tích cực quan sát được trong nghiên cứu này cho thấy Khoáng sét trao đổi với Đồng (CeC) là một giải pháp hiệu quả làm giảm sự phát triển của WSSV ở giai đoạn ban đầu, qua đó tích cực giúp ngăn chặn các đợt bùng phát của WSSV trên quần đàn tôm. Tỷ lệ sống cao hơn đáng kể kết hợp với tác động có lợi tới sự phát triển của tôm giống có thể khẳng định về tác dụng bảo vệ của CeC. Mục tiêu của CeC là bảo vệ quá trình tiêu hóa bằng việc cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, qua đó cải thiện sự nguyên vẹn của hàng rào biểu mô ruột. Áp lực mầm bệnh từ vi khuẩn có thể được giảm thiểu, cho phép cải thiện năng suất vật nuôi và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc nhiễm virus. Những kết quả sơ bộ này rất đáng khích lệ với triển vọng sử dụng rộng rãi trên các ao nuôi tôm khi bệnh WSSV đang hiện hữu trên toàn cầu. Các nghiên cứu sâu hơn khác cũng đang được tiến hành.

Nuôi tôm, tăng tỉ lệ sống trên tôm, tăng trưởng của tôm, nguyên liệu

Copper-exchanged Clay: Khoáng sét trao đổi với Đồng với tên thương mại là B- Safe.

Giới thiệu Wisium:

Wisium là một thương hiệu quốc tế chuyên về lĩnh vực premix & các dịch vụ tư vấn của Neovia, một tập đoàn toàn cầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi với hơn 60 năm kinh nghiệm. Mỗi năm có khoảng 30,000,000 tấn thức ăn chăn nuôi sử dụng công nghệ Wisium; hơn 1,000 khách hàng lớn trong ngành; 300 chuyên gia giàu kinh nghiệm có mặt trên 50 quốc gia. Qua việc tiếp cận một cách toàn diện, Wisium cung cấp cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi một sự hợp tác mạnh mẽ và tận tâm, tập trung vào việc tạo ra giá trị: nâng cao chất lượng, năng suất và lợi nhuận.

Chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 2017, Wisium dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ tại thị trường đầy tiềm năng này bằng việc cho ra mắt thêm nhiều sản phẩm premix trong tương lai.

Đăng ngày 26/04/2019
Morgane PIRIOU cùng Nhóm nghiên cứu Wisium
Nguyên liệu

Bắt tàu cá Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài

Thông tin từ Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4, đến 14 giờ, ngày 3/8 đơn vị đã dẫn giải tàu cá CM - 99275-TS về đến cảng Hải đội 421, Hải đoàn 42 Cảnh sát biển tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn để tiến hành xử lý vi phạm theo quy định.

tàu cá bị bắt
• 10:29 04/08/2021

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng sống về chủ quyền biển, đảo

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành nghi lễ đặc biệt quan trọng, mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân đảo Lý Sơn nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa. Dưới đây là những hình ảnh đẹp về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được ghi lại vào tháng 4/2021.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
• 12:10 20/05/2021

Những góc nhìn bình dị từ cuộc sống của người dân miền biển

Dẫu cuộc sống miền biển có bộn bề khó khăn nhưng hạnh phúc vẫn luôn được tìm thấy đâu đó trong những bộn bề ấy, hạnh phúc hiện diện từ những điều nhỏ bé, bình dị nhất. Sự bộn bề cơ cực ấy thể hiện rõ trên những chuyến đi dài, những chuyến đi với sự trở về của một khoang tàu đầy ắp cá. Hạnh phúc, vui mừng vì một chuyến đi bội thu không có những cơn giận dữ bất thường nào của biển cả.

Bình minh trên biển.
• 07:11 17/05/2021

Quy định mới về giao khu vực biển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

nuôi lồng bè trên biển
• 14:25 18/02/2021

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 10:13 17/06/2025

Xu hướng thức ăn thay thế trong nuôi trồng thủy sản: Côn trùng, Vi tảo và lợi ích bền vững

Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh chóng đang đối mặt với một thách thức cốt lỗi và ngày càng cấp bách đó chính là sự thuộc quá lớn vào nguồn thức ăn truyền thống, đặc biệt là bột cá và dầu cá. Để giải quyết khó khăn này, nhiều nguồn protein thay thế như côn trùng và vi tảo đang nổi lên như những ứng cử viên sáng giá.

Thức ăn thủy sản
• 10:27 11/06/2025

Tái sử dụng phụ phẩm chế biến thủy sản, nâng giá trị, giảm lãng phí

Mỗi năm, ngành chế biến thủy sản Việt Nam tạo ra hàng triệu tấn phụ phẩm như đầu, xương, da cá, vỏ tôm, nội tạng… Song phần lớn trong số này chưa được tận dụng hiệu quả. Trong bối cảnh kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững ngày càng được chú trọng, việc tái chế phụ phẩm thủy sản thành các sản phẩm có giá trị đang mở ra nhiều cơ hội. Bài viết phân tích tiềm năng, các hướng đi tiêu biểu và những rào cản trong việc khai thác nguồn tài nguyên quý giá này.

Vỏ tôm
• 15:17 09/06/2025

Bronopol trị bệnh gì?

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm, cá phát triển mạnh, nhưng cũng kéo theo nhiều bệnh do nấm gây ra trong ao nuôi. Để xử lý, nhiều bà con đã tin dùng Bronopol – một loại hóa chất diệt khuẩn hiệu quả trong thủy sản. Vậy Bronopol trị bệnh gì và dùng sao cho đúng? Bài viết sau sẽ giải đáp rõ ràng, dễ hiểu để bà con tham khảo.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:39 29/05/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 00:23 18/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 00:23 18/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 00:23 18/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 00:23 18/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 00:23 18/06/2025
Some text some message..