Giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tổn thất chất lượng cá ngừ của nghề câu tay kết hợp ánh sáng

Ngày 13/07/2013, Hiệp hội cá ngừ Việt Nam (VINATUNA) đã tổ chức buổi “Tọa đàm bàn một số giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tổn thất chất lượng cá ngừ của nghề câu tay kết hợp ánh sáng”.

cá ngừ, câu tay, giải pháp kỹ thuật
Ảnh: tọa đàm bàn một số giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tổn thất chất lượng cá ngừ của nghề câu tay kết hợp ánh sáng

Tham gia buổi tọa đàm có các chuyên gia đến từ Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), đại diện Tổng cục Thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng (RIMF), Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang, các Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các Hiệp hội Cá ngừ. Bên cạnh đó, tham dự buổi tọa đàm còn có đại diện của một số Công ty chế biến, xuất khẩu cá ngừ và ngư dân của 3 tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên. Chủ tịch Hiệp hội cá ngừ Việt Nam – Ông Vũ Đình Đáp, TS. Chu Tiến Vĩnh - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và TS. Somboon Siriraksophon chuyên gia của SEAFDEC – đã đồng chủ trì buổi tọa đàm.

Mục tiêu chính của buổi tọa đàm đó là “Bàn một số giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tổn thất chất lượng cá ngừ của nghề câu tay kết hợp ánh sáng”. Đồng thời, VINATUNA đã có báo cáo sơ bộ về hiện trạng nghề câu cá ngừ đại dương ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số kết quả nghiên cứu của Dự án “Đánh giá chất lượng sản phẩm cá ngừ đại dương nghề câu tay kết hợp ánh sáng” cũng được Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang trình bày. Theo đó, tốc độ thu câu, phương pháp giết và xả máu cá triệt để, phương pháp bảo quản là 3 nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc giảm chất lượng cá ngừ câu tay. Đại diện SEAFDEC, TS. Somboon Siriraksophon đã có bài trình bày phân tích về quá trình biến đổi sinh hóa trong cơ thịt của cá ngừ. Theo đó, khi cá cắn câu ở độ sâu 70 – 100m nước, với tốc độ thu câu rất nhanh (không quá 3 phút) thì sự thay đổi áp suất, nhiệt độ ở các tầng nước cộng với sự vùng vẫy của cá để chống lại sức kéo của ngư dân đã làm sản sinh một lượng lớn axit lactic bên trong cơ thịt cá ngừ. Chính axit lactic là nguyên nhân phá hủy chất lượng thịt cá ngừ (làm mềm thịt cá, giảm độ pH, tăng độ chua…). Đồng thời, TS. Somboon Siriraksophon cũng đưa ra các dẫn chứng về nghề câu tay cá ngừ ở các nước như Philippines, Nhật Bản và của Châu Âu. Theo đó, ở Philippines, sau khi cắn câu, cá ngừ được cho bơi tự do dưới nước trong khoảng 4 – 5 giờ đồng hồ. Cá chỉ được đưa lên tàu khi đã chết hoặc kiệt sức. Ở Châu Âu và Nhật Bản, cần câu tay được gắn thiết bị kiểm soát tốc độ thu câu, nhằm đảm bảo cho cá không bị “stress”.

Qua thảo luận giữa các chuyên gia, nhà khoa học và ngư dân, có thể kết luận rằng tốc độ thu câu nhanh, làm cho cá bị ức chế - “stress” và sản sinh nhiều Axit Lactic là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng cá ngừ câu tay. Tại buổi tọa đàm, TS Somboon Siriraksophon đã đề xuất 3 nhóm giải pháp cho nghề cá ngừ Việt Nam bao gồm 2 giải pháp tạm thời và 1 giải pháp lâu dài nhằm khai thác bền vững nguồn lợi cá ngừ ở Việt Nam. Đó là:

1.  Khai thác cá ngừ bằng nghề câu tay nhưng đưa cá lên tàu theo kiểu câu vàng. Cụ thể: các tàu câu tay thiết kế một dây triên, có gắn phao bù và dù. Còn các thẻo câu tay có gắn móc khóa. Khi cá cắn câu tay, chuyển móc khóa sang dây triên chính và để cá bơi tự do dưới nước. Khoảng cách giữa 2 móc thẻo trên dây triên chính phải lớn hơn gấp đôi chiều dài thẻo câu. Đồng thời, lợi dụng sức gió hoặc dòng chảy để kéo phao bù ra xa tàu nhằm tránh hiện tượng rối dây câu hoặc dây câu quấn vào tàu.

2. Học tập công nghệ của Nhật Bản và Châu Âu: Sử dụng loại cần câu hiện đại, có máy điều chỉnh tốc độ thu câu gắn ở cần câu nhằm cho cá bơi tự do dưới nước, đồng thời điều chỉnh tốc độ thu câu phù hợp.

3. Sử dụng chà (FADs) để tập trung cá ngừ về ngư trường của mình và câu tay vào ban ngày, việc thu câu và điều chỉnh dây câu và tốc độ thu câu sẽ dễ dàng hơn. Giải pháp thứ 3 này mang tính lâu dài, hướng đến khai thác bền vững.

Sau nhiều thảo luận, buổi tọa đàm đã đi đến kết luận sẽ thử nghiệm áp dụng giải pháp 1 đó là khai thác cá ngừ bằng nghề câu tay đưa cá lên tàu theo kiểu câu vàng. Theo ý kiến các ngư dân, phương án này rất có khả thi, dễ thực hiện ngay và chi phí thấp. Kết quả của các thử nghiệm này sẽ được các ngư dân tham gia buổi tọa đàm báo cáo cho VINATUNA sau khi kết thúc chuyến biển sắp tới.

Đăng ngày 28/07/2013
Trần Văn Hào - VINATUNA
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 23:13 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 23:13 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 23:13 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 23:13 23/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 23:13 23/11/2024
Some text some message..