Catecholamines bao gồm dopamine và norepinephrine là một loại hormone hiện diện nhiều trong cơ thể động vật. Còn thụ thể có tác dụng ức chế hoạt động hai chất này là N-phenyl -4(phenylamino)thloxomethy, amino benezenesulphonamide(LED 209). Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, việc ức chế hormone này sẽ giúp giảm độc lực của V. parahemolyticus trên tôm.
Chính vì thế,các nhà khoa học tại Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II (RIA II) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động của catecholamines lên độc lực của V.parahaemolyticus trên tôm thẻ chân trắng nuôi tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL),Việt Nam.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Vibrio Parahaemolyticus
Phân lập và đinh danh vi khuẩn V.parahaemolyticus
Tiến hành phân lập V.parahaemolyticus từ 100 mẫu tôm bệnh AHPND ở 3 tỉnh ĐBSCL, bằng môi trường Chrome Agar. Sau khi ủ mẩu ở 280C, đĩa môi trường sẽ xuất hiện khuẩn lạc tím. Khẳng định tính thuần của khuẩn lạc màu tím trên môi trường Luria Bertani(LB) bổ sung 2% NaCl. Sau đó, sẽ dùng phương pháp PCR để định danh chính xác vi khuẩn V.parahaemolyticus, và được gọi là chủng CM1.
Chuẩn bị catecholamines và thụ thể ức chế LED209
Hòa tan dopamine vào nước cất sao cho đạt nồng độ 10mM. Tương tự, hòa tan norepinephrine với HCl 0.1N. Còn thụ thể LED 209 sẽ được thí nghiệm ở mức nồng độ 50 µM và 100 µM.
Đánh giá tính di động của V.parahaemolyticus
Tính di động của vi khuẩn sẽ được đánh giá trên môi trường thạch mềm LB theo phương pháp của Yang et al.,(2014) và Pande et al.,(2015).
Gây cảm nhiễm với V.parahaemolyticus
Tôm sạch bệnh có trọng lượng 2-5g được bố trí vào 15 bể(10 con/bể). Tôm sẽ được đánh giá LD50 trong vòng 96h, theo phương pháp của Reed và Muench (1938). Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức được bố trí với mật số V.parahaemolyticus như sau
Nghiệm thức |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Mật số chủng CM1 (CFU/ml) |
0 |
5 x 10^7 |
1 x10^7 |
6 x10^6 |
2 x 10^6 |
Đánh giá tác động của catecholamines và LED 209 lên độc lực của V.parahaemolyticus
Tôm được bố trí vào 3 nghiệm thức. Nồng độ của catecholamines là 50 µM và LED 209 là 0.05 µM và 0.1 µM. Tôm được cho ăn 2 lần/ ngày Chủng vi khuẩn CM1 sẽ được nuôi tăng sinh trong môi trường LB+ cùng với các chất trên và được bố trí với mật số 6 x10^6 CFU/ml. Tỉ lệ sống của tôm sẽ được theo dõi hàng ngày.
Nghiệm thức |
1 |
2 |
3 |
Số lượng tôm(con) |
16 |
20 |
30 |
Kết quả
Tác động của catecholamines lên tính di động của V.parahaemolyticus: Cả dopamine và norepinephrine đều làm gia tăng tính di động của V.parahaemolyticus. Đáng chú ý, tính di động của vi khuẩn ở nồng độ 50 µM sẽ cao hơn so với nồng độ 100 µM. Hơn nữa, thụ thể LED 209 lại tỏ ra hiệu quả trong việc ức chế hoạt động của catecholamines, dẫn đến làm giảm tính di động của vi khuẩn.
Tác động của catecholamines và thụ thể ức chế LED 209 lên độc lực của V.parahaemolyticus trên tôm thẻ chân trắng: Những nghiệm thức có sự kết hợp giữa catecholamines và V.parahaemolyticus CM1 có tỉ lệ sống thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên, ở những nghiệm thức có sự kết hợp giữa V.parahaemolyticus CM1 và LED 209 thì lại có tỉ lệ sống cao hơn hẳn(94%) so với các nghiệm thức khác.
Kết luận
Nghiên cứu này mở ra một hướng đi mới trong phương pháp điều trị bệnh AHPND trên tôm , bằng cách sử dụng thụ thể ức chế để làm giảm độc lực của vi khuẩn, dẫn đến giảm tỉ lệ chết trên tôm nuôi. Hi vọng trong tương lai, phương pháp này sẽ sớm được ứng dụng rộng rãi, để người dân giảm được thiệt hại do dịch bệnh này gây ra.